‘Kinh đô Huế thế kỷ XIX’

15:33 | 12/06/2020

Đó là chủ đề hội thảo khoa học diễn ra ngày 10-6 tại TP Huế (tỉnh TT- Huế). Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm- nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa T.Ư cùng lãnh đạo tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và các nhà nghiên cứu, nhà khoa học… 


Quần thể di tích cố đô Huế trở thành Di sản Văn hóa thế giới.

Theo các nhà khoa học, Kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi hội tụ đỉnh cao quyền lực của nền quân chủ Việt Nam. Vua Gia Long xây dựng Kinh đô Huế cũng dựa trên thành quả Nguyễn Huệ và nghĩa Quân Tây Sơn xóa bỏ Đàng Trong- Đàng Ngoài vào mùa hè năm 1786 và tiếp đó đánh bại quân Thanh vào đầu năm 1789. Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn đánh dấu thời phục hưng văn hóa dân tộc và sức mạnh quyền lực quốc gia sau khi đánh bại quân Xiêm và Thanh. Kế thừa thành tựu xây dựng Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn, vua Gia Long vẫn chọn Huế làm Kinh đô.

Đây cũng là nơi được xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới mang tầm quốc gia và tiếp thu nhiều thành tựu về kiến trúc thành lũy và cung điện của thế giới, bao gồm kinh thành, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… Từ đó, tạo cho Huế một phong cách kiến trúc đặc sắc, một nền văn hóa độc đáo bao gồm ẩm thực, trang phục, nhà cửa, âm nhạc, sân khấu, lễ hội, nếp sống và tín ngưỡng… Di sản Kinh đô Huế thế kỷ XIX đã trở thành Di sản văn hóa thế giới với đa dạng các thể loại vật thể, phi vật thể, ký ức…

“Kinh đô Huế thế kỷ XIX” là hội thảo đầu tiên đón nhận nhiều công bố mới về lịch sử, kiến trúc, văn hóa, văn học, nghệ thuật của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Nhiều tham luận của các tác giả đã trở thành tài liệu hội thảo có giá trị không chỉ là một thành tựu về khoa học mà đánh dấu một di sản văn hóa đồ sộ mang bản sắc riêng qua những giai đoạn lịch sử của dân tộc…

 

Theo CAND

Video hay

Cùng chuyên mục

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

NSƯT Tố Nga: Đúng như tên bài hát “Điệu Ví Giặm là em”

NSƯT Tố Nga: Đúng như tên bài hát “Điệu Ví Giặm là em”

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Hướng sang nguồn sáng phương Đông

Hướng sang nguồn sáng phương Đông

Sáng tạo cho những tác phẩm sân khấu hay cho thiếu niên nhi đồng

Sáng tạo cho những tác phẩm sân khấu hay cho thiếu niên nhi đồng

Văn hóa người làm báo phải được liên tục tích lũy, bồi đắp, nâng cao

Văn hóa người làm báo phải được liên tục tích lũy, bồi đắp, nâng cao

Sư Minh Tuệ – một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật

Sư Minh Tuệ – một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật

PHONG TRÀO THỂ THAO RẤT HIẾM CÓ Ở MỘT VÙNG QUÊ

PHONG TRÀO THỂ THAO RẤT HIẾM CÓ Ở MỘT VÙNG QUÊ