Nghệ thuật vẽ những giấc mơ của họa sĩ phương Tây thời xưa

11:19 | 13/03/2019

Nhiều họa sĩ thời cổ thường thông qua tranh vẽ để truyền tải các thông điệp tới người xem, liên quan đến đời sống tâm linh và tinh thần của con người, chẳng hạn như niềm tin và ước mơ, hoặc những giằng co trong nội tâm đều có thể được mô tả rất hữu hiệu bằng hình vẽ các nhân vật đang say sưa ngủ kèm theo những hình ảnh trong giấc mơ của họ đan xen hoặc lơ lửng ở bên trên.


Trong một chiều không gian và thời gian đặc biệt, giấc mơ và hiện thực của nhân vật cùng tồn tại được đưa lên bức tranh, ở đó nhân vật đang ngủ có thể gặp gỡ thế giới của thần tiên hay của tiềm thức của chính bản thân mình, trong một trạng thái không tự chủ. Theo thần thoại Hy Lạp cổ đại, những giấc mơ được coi là quà tặng của thần ngủ Hypnos – là con trai của nữ thần đêm Nyx, anh em sinh đôi của thần chết Thanatos. Hypnos là một vị thần khá “quỷ quyệt”, hắn có thể mang đến cho người đang ngủ mơ những “quà tặng” khác nhau, như: bóng đè, ác mộng, lời tiên tri hoặc dự cảm (thường được truyền đạt tới bởi một vong linh).

Trong trường hợp nằm mộng mà thấy “một thế giới xa xôi nào đó” hoặc có trải nghiệm siêu việt về cuộc gặp gỡ giữa con người và các vị thần, thì những giấc mơ đó thường sẽ được cảm thấy một cách rất rõ ràng, giống như khi tỉnh táo, chứ không giống như sự tưởng tượng mơ hồ!

Những giấc mơ được miêu tả trong các bức tranh thời Phục Hưng thường đến từ Kinh thánh và từ trải nghiệm của các tín đồ Kitô giáo, văn học và thần thoại Hy Lạp và La Mã cổ đại, hoặc từ tác phẩm văn học ‘The Strife of Love’ vào cuối thế kỷ 16. Ngoài chủ đề liên quan đến đức tin, các nghệ sĩ thường sử dụng những giấc mơ để thể hiện ý nghĩa nhắn nhủ và cảnh báo, hay đơn thuần là kể chuyện. Các họa sĩ sau thời kỳ Phục Hưng thường dùng giấc mơ để thể hiện sự trái ngược giữa hiện thực bi đát với mơ ước của con người.

Những giấc mơ thể hiện xung đột nội tâm hoặc để nhắn nhủ và cảnh báo

Bức tranh ‘Vision of Knight (Tầm nhìn của Hiệp sĩ)’ dưới đây được bậc thầy thời Phục Hưng Raphael sáng tác vào khoảng năm 1504. Một số nhà sử học nghệ thuật cho rằng người hiệp sĩ đang ngủ đại diện cho một tướng quân La Mã – Scipio Africanus; anh ta mơ rằng mình phải lựa chọn giữa 2 người phụ nữ, một bên đại biểu cho lý tưởng đấu tranh (đằng sau là một dốc và con đường đầy đá), bên kia đại biểu cho tình yêu (người phụ nữ với trang phục lộng lẫy). Tuy nhiên, hai người này cũng có thể đại diện cho các phẩm chất lý tưởng của hiệp sĩ: cuốn sách, thanh kiếm và hoa mà họ cầm trên tay thể hiện lý tưởng tương ứng của một học giả, người lính và tình yêu mà một hiệp sĩ nên có.

Bức ‘Vision of Knight’ – Raphael (Ảnh: The National Gallery, London)

Một bậc thầy thời Phục Hưng khác là Michelangelo có một bản phác thảo bằng bút than – ‘The Dream of Human Life (Giấc mơ của đời người)’, mô tả một chàng trai trẻ đang chìm đắm trong một giấc mơ, những hình tượng trong bối cảnh xung quanh chàng ám chỉ đến 7 đại tội của con người, bao gồm: Lucifer (kiêu ngạo), Mammon (tham lam), Asmodeus (dâm dục), Behemoth (giận dữ), Beelzebub (tham ăn), Leviathan (đố kỵ), và Belphegor (lười biếng). Trái đất được ôm trong vòng tay của người đàn ông thể hiện sự dao động của tâm hồn anh ta giữa thiện và ác; một vị thiên sứ tốt lành đã đến, thổi kèn trombone vào tai anh ta để đánh thức anh ta khỏi những giấc mơ vô đạo đức.

Bức ‘The Dream of Human Life’ – Michelangelo, 1533 (Ảnh: epochtimes)

Bức tranh này có một số dị bản, bao gồm bản vẽ cho truyện ngụ ngôn ‘De Droom’ của Antonio Salamanca (1479 – 1562) và ít nhất 3 bức tranh sơn dầu khác của các họa sĩ người Ý thế kỷ 16.

Bức ‘De Droom’ – Antonio Salamanca (1479 – 1562). (Ảnh: Bảo tàng quốc gia Hà Lan)
Bản mô phỏng theo bức ‘The Dream of Human Life’ bởi một họa sĩ người Ý. (Ảnh: epochtimes)

Bức tranh ‘Giấc mơ của hiệp sĩ’ – được Antonio de Pereda  thực hiện vào năm 1655. Trong bức tranh này, một quý tộc Tây Ban Nha trẻ tuổi mơ thấy một thiên thần. Dòng chữ Latinh “Aeterna pungit et Occident volt” trên biểu ngữ của thiên thần có nghĩa là: “Cuối cùng, nó đâm trúng và nhanh chóng giết chết đối phương.” “Nó” ở đây là để chỉ cây cung và mũi tên được vẽ ở giữa biểu ngữ. Những bức tranh ngụ ý như thế này là một kiểu tác phẩm điển hình thời kỳ Baroque, để nhắc nhở con người rằng cái chết là điều không thể né tránh; trong khi đó quyền lực, danh vọng, tiền bạc và tình ái chỉ là những thứ phù du.

Bức ‘Giấc mơ của hiệp sĩ’ – Antonio de Pereda (Ảnh: epochtimes)

Bức ‘A Child Dreams of the Passing of Time (Chú bé mơ về chuyến đi xuyên thời gian)’ dưới đây là của Họa sĩ Hà Lan thế kỷ 17 – Boetius Adamsz Bolswert. Cậu bé ngủ mơ như đang lạc vào một không gian khác, ở đó thời gian trôi qua rất nhanh.

Bức ‘A Child Dreams of the Passing of Time’, Boetius Adamsz Bolswert, thế kỷ 17. (Ảnh: epochtimes)

Bức ‘Paradise Lost (Thiên đường bị mất)’ vẽ năm 1936 của Heinrich Fussli, nằm trong loạt tranh có tên ‘Giấc mơ của người chăn cừu’ được lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của Milton. Họa sĩ mô tả các ma nữ đang cố gắng mê hoặc một người chăn cừu đang ngủ. Sứ giả của cơn ác mộng này là nữ ma vương Mabuse ngồi ở góc bên phải, như thể đang chuẩn bị chui vào giấc ngủ của người chăn cừu.

Bức ‘Paradise Lost’ – Heinrich Fussli (Ảnh: epochtimes)

Những giấc mơ trái ngược với hiện thực bi đát

Bức ‘The Artist’ s Dream (Giấc mơ của họa sĩ)’ của George H. Comegys vẽ năm 1840, mô tả một họa sĩ nghèo đang ngủ gục ở xưởng vẽ, bên cạnh bức tranh dang dở; có lẽ ông đang muốn cầu xin cảm hứng từ Thiên Chúa, khi ông được gặp trong mơ các họa sĩ bậc thầy tiền bối ở mọi thời đại: như Joshua Reynold, Rubens, Rembrandt, Titian, Da Vinci, Raphael, Michelangelo và nhiều họa sĩ khác.

Bức ‘The Artist’s Dream’ – George H. Comegys (Ảnh: epochtimes)

Bức ‘The Jockey’s Dream’ (Giấc mơ của người đua ngựa)  – được Currier & Ives  vẽ vào năm 1880. Chàng joker này mơ về một cuộc tranh đua trong đó con ngựa của anh ta luôn dẫn đầu.

Bức ‘The Dream’ – Pierre Puvis de Chavannes,1883 (Ảnh: epochtimes)

Bức ‘The Dream (Giấc mơ)’ của Pierre Puvis de Chavannes; Trong giấc ngủ, người đàn ông vô gia cư mơ gặp các nữ thần mang đến cho anh ta tình yêu, vinh quang và sự giàu có.

Bức ‘Way down upon the Swanee Ribber’ – Richard Norris Brooke, năm 1893. (Ảnh: epochtimes)

Trong bức ‘Way down upon the Swanee Ribber’ Richard Brooke mô tả một người nghệ sĩ violon thất thế đang mơ về một thế giới tươi đẹp, nơi mọi người có cuộc sống vui tươi và nhàn hạ.

 

 

Theo epochtimes.com

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình