Ngày lễ Giáng sinh và những điều thú vị

17:18 | 22/12/2021

Lễ Giáng sinh được xem là một ngày hội lớn của văn hóa phương Tây. Kể từ khi được du nhập sang Việt Nam, đây không chỉ là một ngày lễ có ý nghĩa quan trọng đối với những người theo Công giáo, mà Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ được rất nhiều người mong đợi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều thú vị về ngày lễ Giáng sinh mà nhiều người chưa biết.


Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào và Giáng sinh vào ngày nào?

Người Kitô giáo tin rằng Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem, Judea của nước Do Thái vào khoảng giữa năm 7 TCN. Ngày lễ được diễn ra chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường tổ chức vào ngày 24/12. Điều này là do theo lịch của người Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày được tính là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Ngày lễ được diễn ra chính thức vào ngày 25/12.

Đối với phương Tây, lễ đón Giáng sinh chính thức diễn ra vào ngày 25 tháng 12 gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24/12 gọi là “lễ vọng” và thường có nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Gruzia, Nga vẫn sử dụng lịch Julius để chọn ngày này. Chính vì vậy nên ngày lễ Giáng sinh của họ được diễn ra vào ngày 7/1 theo lịch Gregory.

Vì sao “Xmas” được dùng thay cho “Christmas”?

Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ chính là tước vị của Đức Giêsu, còn chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền với nhau tạo ra chữ Christmas. Như vậy, Christmas có nghĩa là ngày thánh lễ của Đấng Christ, chỉ lễ mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh cứu chuộc loài người, theo niềm tin Thiên Chúa giáo.

Nhưng tại sao người ta dùng Xmas thay cho Christmas, nghĩa là thay Christ chỉ bằng chữ X? Nguyên do là từ Christ trong tiếng Anh vốn có nguồn gốc từ từ Χριστός (đọc là Khrīstos) trong tiếng Hy Lạp, với chữ X đứng đầu. Do đó, viết Xmas thực ra là cách viết tắt, sử dụng phụ âm đầu của từ Christ trong tiếng Hy Lạp.

Các học giả hiện chưa khẳng định được từ Xmas được dùng như một cách thay thế cho Christmas từ bao giờ. Tuy nhiên các tài liệu cho thấy cụm từ này bắt đầu phổ biến từ thế kỷ đầu Công nguyên, có học giả cho rằng nó phổ biến từ thế kỷ 13.

Đến thế kỷ 15, Xmas xuất hiện như một ký hiệu được sử dụng rộng rãi thay cho Christmas. Sau khi Johannes Gutenberg phát minh ra máy in vào năm 1436, nhà thờ tổ chức in tài liệu, sách thần học bằng công nghệ này. Thời điểm đó, việc in chữ được thực hiện bằng tay nên rất đắt. Để cắt giảm tối đa chi phí, người ta cố gắng viết gọn, và từ Xmas được dùng thay thế cho Christmas trong các bản in.

Sau khi Xmas xuất hiện trong các văn bản tôn giáo chính thống, cách viết này càng được phổ biến rộng.

Ông già Noel là ai?

Trong dịp lễ Giáng sinh, ông già Noel thường mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười “hô hô hô”. Nhiều ý kiến cho rằng ông già Noel chính là hiện thân của thánh Nicolas – một vị thánh nổi tiếng bởi lòng nhân hậu vô biên.

Theo truyền thuyết, vào đêm Giáng sinh, ông già Noel sẽ cưỡi tuần lộc bay từ trên trời xuống theo đường ống khói và bỏ quà vào những chiếc bít tất.

Ý nghĩa của câu chúc “Merry Christmas”

Mặc dù các hoạt động tổ chức Giáng sinh bắt đầu từ thế kỷ thứ tư nhưng chỉ đến năm 1699, cách nói Merry Christmas mới xuất hiện khi một sĩ quan hải quân sử dụng nó trong bức thư thân mật. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong tác phẩm của Charles Dickens – “Bài hát đón mừng Giáng sinh”.

Trong dịp lễ Giáng sinh, không chỉ tín hữu Thiên Chúa giáo mà phần lớn mọi người đều gửi đến nhau lời chúc Merry Christmas. Trong cụm từ này, Merry có nghĩa là niềm vui. Nghĩa của từ Christmas như giải thích ở trên, nhưng cũng có nghĩa là các con chiên của Chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Từ Merry gieo vào lòng người niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh.

Một số người sử dụng từ Happy thay cho Merry để chúc nhau trong dịp Giáng sinh. Cụm từ Happy Christmas trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Ý nghĩa của cây thông Noel

Cây thông Noel được ví như cây phục sinh. Nó tượng trưng cho sự sống mạnh mẽ, vượt qua tất cả trở ngại, có khả năng xua đuổi tà ma để mang lại cuộc sống phồn vinh, no ấm cho mọi người.

Cây thông sống trong môi trường khí hậu khắc nghiệt nhất. Dù có lạnh giá đến đâu nó vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, xanh tươi và mang một màu xanh vĩnh cửu. Vậy nên, cây thông được xem là biểu tượng sự sống của người cổ đại.

Người ta còn xem cây thông như biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc. Vì vậy, nó trở thành biểu tượng và được hầu hết mọi người sử dụng để trang trí mỗi dịp Giáng Sinh đến.

Ý nghĩa của ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.

Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đem Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

Nguồn gốc của gậy kẹo vào đêm Giáng sinh

Vào những năm 1800, một người thợ làm bánh kẹo của Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua những chiếc kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Đức Chúa. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng của Đức Chúa. 3 sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn Ðức Chúa phải chịu trước khi ngài chết và biểu hiện 3 ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Lật ngược cây kẹo, đó là chữ “J”, tên chúa Jesus.

Nguồn gốc của thiệp Giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843, khi ông Henry Cole (1808-1882, thương gia giàu có nước Anh) nhờ John Callcott Horsley (1817-1903, họa sĩ ở London) thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau, người Mỹ mới chấp nhận nó.

LKLinh


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái