Nạn giết trẻ để hiến tế ở Ấn Độ: Tôn giáo vượt rào pháp luật

9:43 | 06/05/2018

“Đầu thằng bé xuất hiện cái lỗ rất kỳ lạ. Tôi không tưởng tượng nổi con trai mình lại bị hành hạ đến chết dã man như vậy”, mẹ của Krishna nức nở.

 

“Lũ người độc ác ấy đã cắt cổ họng, giết hại thằng bé”, bà Gouraba đau xót khi nhắc về cậu con trai xấu số Krishna, 6 tuổi. Chỉ sau 18 giờ mất tích, thi thể không nguyên vẹn của cậu bé được tìm thấy ngay gần nhà. Quần áo rách tả tơi, đồ đạc thứ một nơi và đôi mắt có dấu hiệu bị tổn thương nghiêm trọng. “Đầu thằng bé xuất hiện cái lỗ rất kỳ lạ. Tôi không tưởng tượng nổi con trai mình lại bị hành hạ đến chết dã man như vậy”, bà nức nở.

Các tín đồ đạo Hindu thực hiện nghi lễ tôn giáo trong cuộc diễu hành của lễ hội Bhel Bhel ở Bandel, cách Calcutta, Ấn Độ khoảng 60 km. Ảnh: Xinhua.

Giết người ‘tế thần’: Cầu hạnh phúc, bình an

“Draupadi tình cờ gặp người truyền đạo trên phố. Như tìm được người tâm đầu ý hợp, bà giãi bày mọi đau khổ của cuộc hôn nhân bế tắc cùng người chồng bạo lực, gia trưởng. Anh ta khuyên rằng bà nên giết một cậu bé để hiến tế cho nữ thần, bà ta sẽ hài lòng và phù hộ cho vợ chồng Draupadi sống vui vẻ, hạnh phúc”, nhà hoạt động xã hội học Kiran Sagar, 53 tuổi, chia sẻ.

Cách hiện trường không xa, nhóm điều tra phát hiện một vài đồ cúng như tranh nữ thần đạo Hindu Kali, bột gỗ đàn hương, nhang, xương và sọ người. Một cái hố nhỏ đang được dào dở, nơi được cho là để chôn cất Krishna.

“Một tuần trước khi con trai tôi mất tích, Draupadi chủ đích đào cái hố đó. Bà ấy chỉ nói là đang dựng đền. Thật trớ trêu là tôi còn giúp bà ta một tay, mà không hề biết rằng đang tự tay đào hố chôn con mình”, Sarika, người thân của một nạn nhân khác, chia sẻ. Thầy truyền đạo Draupadi cùng 4 tòng phạm đang phải đối mặt với phiên xét xử vì tội giết người.

Bốn năm kể từ khi Ấn Độ công bố bộ luật hình sự đầu tiên phản đối tục chặt đầu hiến tế, Đạo luật Maharashtra kết án ít nhất 7 người vì tội giết người, 8 vụ việc khác cũng bị ngăn chặn kịp thời. Theo Chủ tịch Hội Chủ nghĩa duy lý Ấn Độ Sanal Edamaruku, hàng nghìn tín độ đạo Hindu thực hiện nghi lễ “tế thần”.

51 vụ giết người tế thần xảy ra ở 14/29 bang ở Ấn Độ trong giai đoạn 2014-2016. Ảnh: Xinhua.

“Tội ác này không còn xa lạ với Ấn Độ. Nghi lễ giết người hiến tế phổ biến nhất ở khu vực phiá tây Bengal, Jharkhand, phía đông Bihar và phía đông Uttar Pradesh. Trong khi đó, ở miền nam Ấn Độ, nhiều phong trào cải cách chống lại mê tín dị đoan diễn ra sôi nổi, nên tỷ lê những vụ việc đáng tiếc nhìn chung ít hơn”, ông Sanal đánh giá.

Những đứa trẻ vô tội

Văn phòng Tội phạm quốc gia (NCRB), thuộc Bộ Nội vụ Ấn Độ, bắt đầu thu thập thông tin về những vụ giết người tế thần từ năm 2014. Báo cáo chỉ rõ 51 vụ tương tự xảy ra ở 14/29 bang ở Ấn Độ trong giai đoạn 2014-2016.

“Con số nói lên tất cả”, nhà lý luận Hamid Dabholkar khẳng định. Avinash Patil, chủ tịch của tổ chức Maharashtra Andhashraddha Nirmoolan Samiti (Mans) cho rằng hung thủ có xu hướng giết người tế thần để xin tìm thấy kho báu, tránh quỷ thần và có cuộc sống sung sướng do quá sùng bái tôn giáo.

Tháng 3/2017, Cảnh sát bang Karnataka, miền nam Ấn Độ bắt giữ 3 người liên quan đến vụ giết hại một bé gái 10 tuổi để “tế thần”. Thầy phù thủy phán rằng giết người tế thần là cách duy nhất để gia đình hóa giải quỷ dữ khỏi người đàn ông, giúp ông ta khỏi bệnh.

Vụ giết người bị phát hiện sau khi người dân địa phương tìm thấy thi thể của cô bé bên trong một túi lớn. Họ cũng tìm thấy các tài liệu mà cảnh sát tin rằng đã được sử dụng để thực hiện nghi thức hiến tế.

Tháng 10/2015, cảnh sát bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cũng phanh phui vụ giết một bé trai 5 tuổi để tế thần. Đứa trẻ bị bắt cóc rồi chặt đầu. Hung thủ còn vẩy máu xung quanh nhà mình để trừ tà.

Gia đình Krishna Ingole, nạn nhân 6 tuổi bị giết hại trong một cuộc tế thần vào năm 2017, vẫn đang miệt mài đấu tranh tìm lại công lý cho cậu bé. Ảnh: Handout.

“Xác thịt của con người được coi là lễ dâng cho thượng đế, sự hy sinh đó sẽ khiến nữ thần Kali hài lòng trong 1.000 năm. Những tín đồ cuồng đạo nghĩ rằng cách tốt nhất là phải tra tấn nạn nhân trong thời gian dài”, Avinash nói.

Avinash phân tích nạn nhân của những vụ tế thần thường là thành phần đói nghèo, tàn tật hoặc không có tiếng nói trong xã hội. “Họ có thể biến mất mà không ai rõ cũng chẳng ai hay. Những bé trai từ 3 đến 12 tuổi hoặc các thiếu nữ trong độ tuổi dậy thì thường nằm trong tầm ngắm của những kẻ cuồng tín”, Avinash nói.

“Khi bị hiến tế, xác của những đứa trẻ này thường không nguyên vẹn. Tai và mũi cũng chúng bị cắt đứt, với niềm tin dâng máu cho các vị thần. Một số kẻ cuồng tín còn uống máu khi thực hiện các nghi thức”, vị chuyên gia không khỏi bàng hoàng.

Những tín đồ ngoài vòng pháp luật

Nhà hoạt động xã hội Ranjana Gavande lấy ví dụ về trường hợp Rupesh Mule, 9 tuổi, bị giết để tế thần vào tháng 11/2014, bởi một tín đồ muốn tìm thấy kho báu bí mật ở Maharashtra. Chín tội phạm bị cáo buộc giết hại và làm tổn thương cơ thể của cậu bé. Song, nhóm người được tha bổng vào năm 2017.

“Chính mắt tôi nhìn thấy xác thằng bé. Bọn họ lấy hết nội tạng. Bằng chứng rõ ràng như vậy, bị cáo cũng thú nhận, mà vụ án lại được khép lại trong êm đẹp. Hung thủ được tự do. Tôi đã nộp đơn kháng cáo tại tòa án cấp cao hơn, nhưng cũng chẳng hy vọng gì nhiều”, Hiramand, 32 tuổi, cha của Rupesh không kìm được nỗi đau mất.

Gavande cho rằng chính quyền địa phương thiếu kiến thức về tôn giáo và tội phạm để thực thi nghiêm túc pháp luật. “Cảnh sát không am hiểu những tội ác do mê tín dị đoan như giết người, họ cũng chẳng sẵn lòng lăn xả điều tra. Bọn họ nghĩ rằng Mule bị trộm cắp nội tạng”.

Cha của nạn nhân Rupesh Mule. Ảnh: Handout.

Hamid thừa nhận: “Với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, lòng tin tôn giáo ảnh hưởng lớn tới xã hội Ấn Độ”.

Theo số liệu mới nhất từ Cục tội phạm quốc gia, 55.625 trẻ vị thành niên ở Ấn Độ bị mất tích kể từ năm 2016, trong đó có 34.814 trẻ em gái. “Chúng có một kết cục chung là bị giết hại, cơ thể phân thành nhiều mạnh. Không còn có sự phân chia giữa thành thị – nông thôn, hay giàu nghèo, mọi thành phần xã hội đều có thể nhẫn tâm giết hại một đứa trẻ để tế thần, phục vụ lợi ích bản thân”, Hamid khẳng định.

Cũng theo Hamid, không có giải pháp nào tốt hơn bằng việc giáo dục và xây dựng tư tưởng khoa học, hiện đại.

Theo Zing

Video hay

Cùng chuyên mục

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay