Long An: Người nông dân và đàn cá thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường

11:31 | 12/02/2022

Tại ấp Cả Bát, xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An có đoạn kinh hậu ĐT831 dài khoảng 500m, phía sau nhà của ông Dương Văn Thức (sinh năm 1966) là một nông dân tại địa phương.

Cầu kênh Tiền giang trên đường ĐT831, Long An. (ảnh Vô Phương)

Theo lời Ông Thức thì khoảng tháng 6/2021 khi đem rửa chén có thức ăn thừa trên mép kinh sau nhà thì thấy có vài con cá tra, cá trên, cá chốt,… đến quây quần để ăn. Khi Ông Thức đem rau muống hoặc dưa hấu cho các con cá này ăn thì đần các đến sinh sống ngày càng nhiều trên đoạn kinh này.

Đàn cá tự nhiên trên kinh hậu ĐT831. (ảnh Vô Phương)

Với tinh thần sống hòa mình cùng thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và ý muốn phục hồi cảnh xưa của Đồng Tháp Mười, nơi có nhiều loại cá dưới các sông, kinh, rạch tự nhiên, Ông Thức thảo luận với các thành viên gia đình và hàng xóm trong việc bảo vệ đàn cá này trước các mối nguy hại của việc khai thác, đánh bắt trái phép như dùng ghe cào, máy kích điện,…. Được mọi người ủng hộ, hàng ngày Ông Thức đi đến các ruộng dưa hấu đã thu hoạch để xin các trái dưa không đạt kích cỡ (còn gọi là mót dưa) để đem về cho đàn cá ăn. Khi có tiền, Ông Thức cũng mua thêm thức ăn đóng gói cho các ăn thêm. “Nhìn đàn cá nghe tiếng chân tôi đi ra cầu và gõ vào chân cầu, gõ vào thau thức ăn mà tụ lại, tung mình nhảy lên mừng như chào đón tôi. Tôi rất vui trong lòng và xem chúng như những người thân của mình” Ông Thức nói.

Thức ăn hàng ngày của đàn cá: Dưa hấu, dưa leo. (ảnh Vô Phương)

Một số anh em, bạn bè của Ông Thức cũng góp phần cùng với Ông trong việc bảo vệ đàn cá nêu trên. Nhà bếp của Ban chỉ huy quân sự huyện cũng định kỳ mang thức ăn để Ông Thức cho cá ăn.

Ông Thức và đàn cá thiên nhiên. (ảnh Vô Phương)

Việc làm của Ông Thức đã được sự quan tâm, ủng hộ của địa phương. Ông Nguyễn Văn Dứt – Chủ tịch Hội Người cao tuổi đã tuyên truyền về việc cùng nhau bảo vệ đàn cá trong các cuộc họp để các Hội viên giáo dục con cháu.

Ông Phan Văn Oanh – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh cho biết: Địa phương đã nắm được vụ việc và rất ủng hộ tinh thần, ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Ông Thức và những hộ dân xung quanh. Ông chỉ đạo cán bộ ấp quan tâm giúp đỡ Ông Thức trong việc làm bảng cảnh báo để người dân không đánh bắt quá mức đàn cá và kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay bảo tồn đàn cá tự nhiên và phát huy nét văn hóa đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

Biển cảnh báo để mọi người biết (ảnh Vô Phương)

Khi có người khác đến đánh bắt Ông Thức ôn tồn giải thích, vận động về ý ngĩa của việc bảo về đàn cá này nên cũng được mọi người ủng hộ không đánh bắt quá mức và sử dụng các công cụ khai thác trái pháp luật. “Tôi mong muốn được mọi người ủng hộ việc làm của tôi để hình ảnh cá lội đầy sông như thời ông cha của chúng ta từng thấy ở vùng này”.

Việc làm của Ông Thức là một điển hình về bảo về môi trường đáng được biểu dương, trân trọng./.

 

 

Vô Phương

Video hay


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?