Khám phá không gian sinh hoạt truyền thống của làng cổ Đường Lâm

13:30 | 11/12/2018

Nằm cách Hà Nội hơn 50km, làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Từ xa xưa, nơi đây thuộc lưu vực sông Hồng, nơi có nghề trồng lúa nước rất phát triển và đến hôm nay Đường Lâm vẫn được coi là một làng nông nghiệp tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ. Dưới tác động của đô thị hóa, mặc dù có nhiều sự thay đổi, nhưng nơi đây vẫn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống.


Người dân Đường Lâm sống trong những ngôi nhà cổ có niên đại từ cuối thế kỷ XVIII. Nhà ở Đường Lâm thường gồm ngôi nhà chính, ở giữa và nhà ngang hai bên. Ngôi nhà chính có 4 cột chính ở giữa và các cột phụ, chia ngôi nhà thành 3 gian.

 

Giữa nhà chính là ban thờ, hai bên là khu sinh hoạt. Bố mẹ thường ở nhà chính, con cái ở nhà ngang. Ngoài ra, nhà ngang còn được sử dụng như kho chứa hay nơi sản xuất.

 

Gian nhà truyền thống ở Đường Lâm thường gồm bàn thờ tổ tiên, hoành phi, phản, rương để đồ. Những hình chạm khắc trên bàn thờ, phản thường được trang trí các màu đen đỏ, hay khảm trai, xà cừ, thếp vàng. Phản được làm rất chắc chắn, gồm một tấm ván phẳng và bộ chân có chạm khắc. Các bức hoành phi, rương để đồ tuy còn không nhiều, nhưng đều được giữ gìn cẩn thận.

 

Gian phòng khách được bố trí gọn gàng, ngăn nắp.

 

Bên cạnh đó, giếng là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của Đường Lâm. Đường Lâm giờ còn vài giếng, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là giếng Đình ở làng Mông Phụ, có thành hình tròn xây bằng đá ong, rất đẹp và cổ kính.

 

Trước kia, người dân ở đây thường sử dụng giếng chung của cả làng, ngày nay mỗi nhà đều có giếng riêng. Giếng được đào ở đất đá ong, nên mạch nước rất trong và mát. Nước giếng được dùng để giặt giũ, tắm rửa và nấu ăn. Gần đây, một số nhà sử dụng các thiết bị phụ trợ hiện đại như máy bơm, vòi sen, thiết bị vệ sinh… khiến cảnh quan truyền thống có sự thay đổi, đòi hỏi phải quy hoạch sao cho phù hợp với mục đích bảo tồn.

 

Trước kia, việc nấu nướng được tiến hành ở nhà phụ, sau đó thức ăn được bưng lên nhà chính. Ngày nay, một số nhà đã dùng bếp gas, bếp từ và chuyển bếp lên nhà chính để tiện cho sinh hoạt. Mặc dù dụng cụ nấu bếp đã có thay đổi, nhưng bếp củi vẫn được dùng phổ biến trong sinh hoạt, nhất là phục vụ cho việc nấu rượu, làm tương.
Người dân Đường Lâm nổi tiếng trong việc làm tương.
Đình làng Mông Phụ.
Khách du lịch thích thú khi được trải nghiệm không gian văn hoá truyền thống nơi đây.
Những bức tường đá ong của ngôi nhà, tường bao và cổng chạy dọc hai bên đường làng đã tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn riêng lạ của làng cổ Đường Lâm.

Theo LĐTĐ

Video hay

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”