Hòa thượng Thích Phổ Tuệ và nhà sư Thích Minh Tuệ

11:32 | 09/07/2024

Sau khi hòa thượng Đệ tam Pháp chủ Giáo hội phật giáo VN Thích Phổ Tuệ viên tịch năm 105 tuổi (2021), người ta tưởng thế hệ chân tu như Ngài, chùa trụ trì không có hòm công đức, trọn đời nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín chủ thập phương, đã tuyệt chủng. Ngài từng dạy: “Chùa to cảnh lớn, phòng ốc sang trọng dù sao cũng chỉ là phương tiện. Linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì”, “Sư là khuôn mẫu, mô phạm của loài người, chí ít là của một cộng đồng người. Nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì mà dạy người, lấy gì làm gương tốt để mọi người noi theo”. Nhưng rất ít người tu hành nghe theo Ngài. Và Phật giáo VN Ngài đã không thoát khỏi thời mạt pháp.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Đột nhiên sau 3 năm hòa thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch, một nhà sư chân tu theo pháp hạnh đầu đà, tuy không ở trong tổ chức Phật giáo mà Ngài từng là Pháp chủ nhưng có thể coi một đệ tử rất xứng đáng của Ngài bất ngờ xuất hiện: nhà sư Thích Minh Tuệ.

Nhà tu hành hạnh đầu đà mới có 43 tuổi và 8 năm tu hành trong đó có 6 năm đi khất sĩ hơn 3,5 vòng đất nước với hơn 10 ngàn km trên đôi chân trần giữa nóng lạnh, bỏng buốt, chỉ xin ăn mỗi ngày một bữa, ngủ ngồi dưới gốc cây, hay nghĩa trang hơn 2000 đêm…

Dù tổ chức hòa thượng Phổ Tuệ từng làm Pháp chủ không công nhận Minh Tuệ là sư và bản thân anh cũng chỉ coi mình là một người dân theo pháp Phật tổ mà tu, chẳng thuộc tổ chức Phật giáo nào và luôn xưng con với mọi người, nhiều vị chân tu của Phật giáo trong nước coi ông như một tấm gương tu tập Phật pháp hiếm có. Hơn thế nữa, không chỉ giới Phật giáo mà cả Thiên chúa giáo thế giới còn coi Minh Tuệ là Phật tổ tái thế, một vị Phật 2000 năm mới có. Vì thế, đã xuất hiện đoàn tu khất thực tự nguyện theo chân Thích Minh Tuệ lên đến 71 người và ở các địa phương mà Thích Minh Tuệ và đòan khất sĩ theo ông đi qua, hàng ngàn người dân đã đón đợi hai bên đường để chiêm bái và cúng dường cơm chay. Đến Thừa Thiên Huế thì số người chờ đợi nhà sư Thích Minh Tuệ hai bên đường đã lên tới hàng vạn người…

Dù vì trật tự và an toàn của cộng đồng, nhà sư Minh Tuệ tự nguyện tạm chấm dứt việc khất sĩ Hòa thượng Thích Phổ Tuệ và nhà sư Thích Minh Tuệ trên quốc lộ 1 Nam Bắc, trở về quê nhà ở Gia Lai vừa ẩn tu vừa khất sĩ trong địa phương nhưng thật ra ông là bậc hành giả không gì ngăn cản được, ông không tu ở bất cứ chùa nào, chùa của ông là cả dải dất hình chữ S ông có thể tu tập bất cứ đâu trên đó và đó là thiền niệm của ông.

Chúng ta mong cho ông, vị sư chân thiện, hiềntừ, khiêm tốn, minh tuệ, kiên cường này sẽ đượctiếp tục trở lại con đường Nam Bắc nghìn dặmtươi đẹp của đất nước từ đỉnh chóp Hà Giangđến đất mũi Cà Mau mà tu tập hàng ngày nhưngài đã từng trong 6 năm qua và sẽ đạt chính quảtrên chính con đường vĩ đại ấy của dân tộc.

Con đường tu tập của ông đã làm thức tỉnh hàng triệu phật tử VN về những di huấn quan trọng của Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo VN Thích Phổ Tuệ cũng như của Đức Phật mà họ đã bị bọn xàm tăng làm cho quên đi, thay vào đó bằng những giáo lý sặc mùi thực dụng, kim tiền do chúng bịa đặt ra để biến các nhà chùa linh thiêng thành nơi làm giàu bất chính. Chính vào lúc bọn xàm tăng đang thắng thế nhất trong Phật giáo VN lại là lúc bậc hành giả chân tu Thích Minh Tuệ xuất hiện và ta có thể hiểu vì sao bọn chúng lại tập trung đả phá ông bằng mọi cách mọi giá. Tuy vậy, chúng đã lộ nguyên hình dưới ánh sáng tỏa ra từ tấm gương bậc chân tu Thích Minh Tuệ.

Nhà sư Thích Minh Tuệ

Dù làm Pháp chủ hơn chục năm, dù là một tấm gương lớn trong lịch sử Phật giáo VN, hòa thượng Phổ Tuệ đã không giúp tất cả Giáo hội Phật giáo VN tu tập theo cách ông muốn: tự cấy trồng lấy mà ăn, bỏ tất cả hòm ʺcông đứcʺ. Nhưng đệ tử xuất chúng của ông vị sư chân đất Minh Tuệ đã làm phật tử nước ta nhận ra mình cần làm gì giữa lúc Phật giáo VN đã tới thời mạt pháp: từ bỏ các chùa lập ra nhằm thu cúng dường của bè lũ giả tu để trở lại với các vị chân tu ở các chùa quê quen thuộc.

Hai vị cùng tên Tuệ. Tuệ có nghĩa là thông minh, trí tuệ. Nhưng chữ tuệ trong Hán tự được hình thành từ chữ tuệ có ý nghĩa là cái chổi quét và chữ tâm có nghĩa là tấm lòng, cũng là trí tuệ. Vì vậy, nó chứa đựng ý nghĩa thâm thúy được các vị cao nhân, học giả ngày xưa đã đúc kết lại: Nếu như tâm của con người dù tốt mà còn bị những thứ dơ bẩn bám đầy thì không dùng cái chổi để quét sạch tạp niệm thì làm sao có được Tuệ trong Tâm. Ý nghĩa sâu sắc của chữ tuệ là tâm trong sạch thì trí tuệ mới minh mẫn được.

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ có cái tâm đẹp, sáng chói trong Phật giáo VN nhưng đã bị bọn xàm tu đông đảo làm dơ bẩn thì sư Thích Minh Tuệ như một cái chổi đầy sức mạnh đã quét sạch chúng đi cho cái tâm ấy trong trẻo, ngời sáng trở lại. Rất có thể hòa thượng Thích Phổ Tuệ và thầy Thích Minh Tuệ sẽ là hai ngôi sao sáng đưa Phật giáo Việt Nam vượt qua thời mạt pháp này chăng”./.

HOÀNG ANH

Cùng chuyên mục

Trời Tây xa lắc

Trời Tây xa lắc

Về một bài thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên tặng hai người phụ nữ Bình Định

Về một bài thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên tặng hai người phụ nữ Bình Định

Lê Khánh Mai và hành trình nhà thơ nữ bứt phá

Lê Khánh Mai và hành trình nhà thơ nữ bứt phá

Thu Bồn – Tráng sĩ hề… dâu bể

Thu Bồn – Tráng sĩ hề… dâu bể

Nhà văn anh hùng Nguyễn Ngọc Tấn

Nhà văn anh hùng Nguyễn Ngọc Tấn

Bạn bè một thuở

Bạn bè một thuở

Thành Chương Việt Phủ – bức tranh quê hương

Thành Chương Việt Phủ – bức tranh quê hương

Lục bát LÊ THỊ MÂY

Lục bát LÊ THỊ MÂY

Nước mắt Lệ Thuỷ trước biển Nha Trang

Nước mắt Lệ Thuỷ trước biển Nha Trang