Hấp dẫn bánh giầy Hưng Yên

17:44 | 09/09/2023

Xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, từ bao đời đã nức tiếng thập phương bởi món bánh giầy làng Gàu dân dã với hương vị dẻo thơm đặc biệt khiến ai nếm thử một lần đều không thể quên.


Để làm ra được những chiếc bánh giầy thơm ngon, tinh tế, người dân làng Gàu rất cẩn trọng trong việc chọn nguyên liệu. Được biết, bánh giầy rất kén gạo. Gạo làm bánh phải là nếp cái hoa vàng loại 1, hạt gạo phải mẩy, đanh, mười hạt óng cả mười thì bánh mới dẻo thơm. Gạo sau khi ngâm sẽ được mang đi đồ thành xôi và phải giã ngay lúc còn nóng, như vậy bánh mới mềm, mịn và giữ được vị thơm ngon.

Bánh giầy làng Gàu luôn hấp dẫn người dân và du khách

Ngày xưa, người làng Gàu thường giã bánh theo kiểu truyền thống bằng cối đá và chày gỗ, công đoạn này mất ít nhất 4 người, 2 người giã và 2 người đảo xôi trong cối. Ngày nay, nhờ có máy móc nên chỉ cần một người cũng có thể làm được. Tuy nhiên, ngay cả khi dùng máy, người làm bánh làng Gàu vẫn phải dùng chày gỗ, giã theo kiểu “cuốn chiếu” thì xôi mới nhuyễn đều, giã càng kỹ càng dẻo, dính quyện lấy nhau thì mới đạt tiêu chuẩn.

Công đoạn làm nhân bánh khá cầu kỳ, cần sự khéo léo của người làm, nhân bánh làm từ đỗ xanh. Sau khi “tuyển chọn” kĩ càng, đỗ được ngâm nước ấm khoảng chừng bốn mươi độ qua đêm, sau đó đãi sạch vỏ, hấp chín nhừ tơi, giã đỗ bắt buộc phải nhuyễn sánh và cuối cùng là nắm thành những nắm nhỏ.

Bánh ngọt là nhân đỗ xanh được nấu chín, giã nhuyễn, xào với đường, dừa bào. Bánh mặn gồm đỗ xanh, mỡ, tiêu mang tới hương vị đặc trưng khi thưởng thức.

Để bánh có độ dẻo, dai, người làm bánh phải dùng tay sạch để vắt khối bột nếp thành những nắm nhỏ đều nhau, sau đó nắn, vo tròn, bóp bẹp rồi dàn vỏ bánh dẹt đều, cho nhân vào và vê kín lại. Cái khéo là người vắt bánh phải nhanh tay, giữ cho bánh bóng mịn, giấu nhân sao cho đẹp mắt.

Bánh giầy làng Gàu có 3 loại: Chay, ngọt và mặn. Bánh chay không nhân, thường ăn kèm với giò hoặc chả. Bánh ngọt là nhân đỗ xanh được nấu chín, giã nhuyễn, xào với đường, dừa bào. Bánh mặn gồm đỗ xanh, mỡ, tiêu mang tới hương vị đặc trưng khi thưởng thức.

Hiện nay, ngoài bánh giầy trắng truyền thống, nhiều gia đình còn sáng tạo làm bánh giầy nếp cẩm, bánh giầy lá dứa, bánh giầy gấc. Một chiếc bánh giầy làng Gàu đạt yêu cầu là thịt bánh phải vừa dẻo mịn, vừa thơm hương gạo nếp cái hoa vàng, hòa quyện với vị dịu mát của lá chuối, thêm cái ngọt thanh thanh của dừa, bùi bùi của đỗ xanh, đậm đà của thịt mỡ, được phủ một lớp áo đậu xanh bên ngoài.

Nhờ cách làm cầu kỳ, cẩn thận ở tất cả các công đoạn nên bánh giầy làng Gàu mang lại hương vị đặc trưng truyền thống riêng có.

Thanh Hoài

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/hap-dan-banh-giay-hung-yen-post263795.html

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào