Sáng 26/4, tức mùng 7 tháng 3 Âm lịch, lễ hội chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội chính thức diễn ra. Hàng nghìn người dân thủ đô và địa phương lân cận đã đến trẩy hội, tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi.
Lần đầu tiên sau 70 năm, lễ hội chùa Láng năm 2023 sẽ được phục dựng hoàn toàn nhằm tái hiện đầy đủ các nghi thức văn hóa độc nhất vô nhị của đất và người vùng kẻ Láng thuộc kinh thành Thăng Long xưa.
Đồng thời, để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, để tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thiền sư Từ Đạo Hạnh lễ hội chùa Láng được diễn ra từ mùng 5 đến mùng 8 tháng 3 (Âm lịch), chính hội là ngày hôm nay mùng 7 tháng 3 (Âm lịch).
Đồng chí Hà Anh Tuấn, Quận Ủy viên, phó Chủ tịch UBND Quận Đống Đa, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại lễ hội.
Phát biểu tại lễ hội, ông Hà Anh Tuấn, Quận uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND Quận Đống Đa, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết: “Hòa trong không khí vui tươi, thi đua sôi nổi hướng tới kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ngày hôm nay (25/4), tại Di tích lịch sử chùa Láng – nơi đệ nhất Tùng Lâm (nơi Kinh thành Thăng Long xưa) nhân dân quận Đống Đa, quý khách gần xa cùng tham dự lễ hội truyền thống và thành tâm hướng về tổ tiên, cội nguồn và cầu chúc những điều tốt đẹp an làng. Càng có ý nghĩa hơn, năm nay lễ hội chùa Láng phục dựng và tổ chức theo các nghi thức truyền thống, là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời đón nhận bằng công nhận cây di sản Việt Nam”.
“Đây là sự vinh danh những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của chùa Láng đã trường tồn bền vững với thời gian. Tạo dựng nét độc đáo, đặc sắc của vùng đất Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến”, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa nhấn mạnh.
Lễ hội chùa Láng thực chất là lễ hội mùa xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch. Nét độc đáo riêng của lễ hội là nghi lễ rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch “Độ Hà”, trình diễn đấu thần… Với những giá trị đó lễ hội chùa Láng đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định số 4611/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019 công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lãnh đạo, khách mời đón nhận bằng chứng nhận cây di sản Việt Nam.
Nghi thức gắn biển cây di sản Việt Nam tại chùa Láng.
Theo Ban tổ chức, Hội Láng diễn ra chủ yếu tại chùa Láng, song còn có một số nghi thức được thực hành tại những điểm di tích trên hành trình đoàn rước kiệu đi qua nhằm tái hiện những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Trong đó có nghi thức “đấu thần” diễn ra tại chùa Thánh Tổ – nơi thờ Pháp sư Đại Điên. Đây là cuộc “đấu pháo” độc nhất vô nhị, mô phỏng lại trận đấu giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên với các tràng pháo thăng thiên kéo dài trong nửa tiếng đồng hồ từ đoàn rước hướng sang chùa Thánh Tổ và ngược lại.
Ngoài ra, Hội Láng còn có nghi thức “độ hà”, được thực hiện bằng việc trai đinh khiêng kiệu lội qua sông Tô Lịch chứ không đi trên cầu hàm ý “con không đi trên đầu cha” do trước kia cụ thân sinh ra Thiền sư Từ Đạo Hạnh bị người xấu sát hại và vứt xác xuống sông.
Hành trình rước kiệu Thiền sư còn đi qua nhiều điểm di tích khác như: Chùa Nền, chùa Tam Huyền, chùa Hoa Lăng… trước khi quay trở lại điểm xuất phát. Ở mỗi điểm đến đều diễn ra những hoạt động sôi nổi khác nhau để mừng hội Láng. Tại chùa Láng, khi kiệu rước trở lại cũng là lúc các trò vui được tiến hành khắp nơi. Người dân sau khi lễ Phật, lễ Thánh sẽ tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian, tạo nên không khí sôi động khắp một vùng.
Có thể nói, chùa Láng đã đi vào lịch sử như một niềm tự hào của văn hóa dân tộc. Sự hiện diện của ngôi chùa là bằng chứng khẳng định giá trị trường tồn của di tích ở vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long về sự dung hòa giữa tín ngưỡng bản địa và Phật giáo, về dấu ấn độc đáo của những ngôi chùa dạng “Tiền Phật Hậu Thánh” trong lịch sử Phật giáo Việt nam dưới thời nhà Lý. Ngôi chùa từng là nơi hội tụ các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật… của nhiều học giả trong và ngoài nước.
Lễ hội chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội sẽ diễn ra đến hết ngày mùng 8 tháng 3 Âm lịch.
Hình ảnh tại Lễ hội chùa Láng sáng ngày 26/4 tại Hà Nội
Hàng nghìn người dân Hà Nội về trẩy hội chùa Láng trong ngày hội chính diễn ra sáng 26/4, tức 7 tháng 3 Âm lịch.
Hội Láng diễn ra chủ yếu tại chùa Láng, song còn có một số nghi thức được thực hành tại những điểm di tích trên hành trình đoàn rước kiệu đi qua nhằm tái hiện những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Trong đó có nghi thức “đấu thần” diễn ra tại chùa Thánh Tổ – nơi thờ Pháp sư Đại Điên.
Đây là cuộc “đấu pháo” độc nhất vô nhị, mô phỏng lại trận đấu giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên với các tràng pháo thăng thiên kéo dài trong nửa tiếng đồng hồ từ đoàn rước hướng sang chùa Thánh Tổ và ngược lại.
Ngoài ra, Hội Láng còn có nghi thức “độ hà”, được thực hiện bằng việc trai đinh khiêng kiệu lội qua sông Tô Lịch chứ không đi trên cầu hàm ý “con không đi trên đầu cha” do trước kia cụ thân sinh ra Thiền sư Từ Đạo Hạnh bị người xấu sát hại và vứt xác xuống sông.
Hành trình rước kiệu Thiền sư còn đi qua nhiều điểm di tích khác như: Chùa Nền, chùa Tam Huyền, chùa Hoa Lăng… trước khi quay trở lại điểm xuất phát. Ở mỗi điểm đến đều diễn ra những hoạt động sôi nổi khác nhau để mừng hội Láng.
Tại chùa Láng, khi kiệu rước trở lại cũng là lúc các trò vui được tiến hành khắp nơi. Người dân sau khi lễ Phật, lễ thánh sẽ tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian, tạo nên không khí sôi động khắp một vùng.
Người dân livestream tại lễ hội chùa Láng trong sáng 26/4.
Tin và ảnh: Trung Nguyễn
Nguồn: Congluan.vn
https://www.congluan.vn/ha-noi-hang-nghin-nguoi-dan-ve-tray-hoi-chua-lang-quan-dong-da-post245288.html#p-16