Giải pháp điều trị F0 khi xóa bỏ bệnh viện dã chiến

15:00 | 21/10/2021

Trong tình hình dịch hiện nay, các chuyên gia cho rằng Việt Nam nên tiến tới hạn chế cách ly tập trung và xóa bỏ bệnh viện dã chiến.


Vừa qua, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Cấp cứu Bình Dương, đã đưa ra đề xuất xóa bỏ các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến.

Thay vào đó, các địa phương sẽ hình thành mạng lưới chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo cấp phường, xã. Những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 cũng được tự chăm sóc theo tiêu chí của Bộ Y tế.

Ý kiến này của PGS Nguyễn Lân Hiếu nhận được nhiều sự ủng hộ từ các chuyên gia y tế trên cả nước. Từ việc làm này, chúng ta sẽ hạn chế được nhiều nguồn lực cũng như rủi ro không cần thiết.

Chỉ cách ly tập trung với trường hợp tự nguyện

Trao đổi với Zing, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng. Bộ Y tế, nhận định với tình hình dịch tại Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể hướng tới việc sớm xóa bỏ các bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung đông người.

“Ngành y tế chỉ nên để lại một số cơ sở cách ly tập trung dành cho những người không có không gian cách ly tại nhà và tự nguyện cách ly tập trung”, ông Nga nói.

Điều trị F0
Người dân tại ổ dịch Thanh Xuân Trung (Hà Nội) chuẩn bị đồ đạc đi cách ly tập trung. Ảnh: Đức Anh.

Vị chuyên gia lấy ví dụ về trường hợp một gia đình khoảng 4-5 thành viên sống trong căn nhà tập thể không chia phòng. Nếu một người nhiễm SARS-CoV-2, họ sẽ không thể tự cách ly tại nhà. Lúc này, người dân có thể xin phép để được cách ly tập trung tại cơ sở cụ thể.

Theo PGS Nga, những điểm cách ly tập trung này sẽ phải đảm bảo mỗi người ở một phòng, tránh để xảy ra tình trạng hàng trăm trẻ em, phụ huynh trong cùng không gian như tại Phú Thọ mới đây.

Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cũng cho rằng tình trạng như tại khu cách ly tập trung ở Phú Thọ vừa qua khiến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn, không thể đảm bảo việc phòng, tránh lây nhiễm cho người dân khi nhiều người trong đó không hề nhiễm virus.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng chúng ta tạm thời chưa thể xóa bỏ hoàn toàn các khu cách ly tập trung ở thời điểm hiện tại.

“Về cơ bản, chúng ta nên hướng tới việc xóa bỏ các khu cách ly tập trung trong tương lai và yêu cầu người dân cách ly tại nhà. Tuy nhiên, nhiều người hiện không đủ điều kiện để cách ly tại nhà. Việc này chỉ có thể triển khai được với những gia đình có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và phải tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế”, vị chuyên gia giải thích.

Bố trí điều trị tập trung

PGS Nguyễn Huy Nga cũng ủng hộ việc tiến tới xóa bỏ các bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19. Theo đó, các trường hợp mắc Covid-19 có diễn biến nặng nên được tập trung tới những bệnh viện đảm bảo chuyên môn, máy móc và phương tiện.

Giải thể bệnh viện dã chiến
Bệnh viện dã chiến số 4 được trưng dụng từ khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM, giải thể sau hơn 100 ngày hoạt động. Ảnh: BVCC.

Ngược lại, các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng hoặc diễn biến nhẹ nên được hỗ trợ để tự điều trị tại nhà, thậm chí cách ly tự nguyện tại khách sạn.

“Ngành y tế nên lên kế hoạch cụ thể, đồng thời chuẩn bị một số cơ sở khám, chữa bệnh riêng biệt trong trường hợp số lượng bệnh nhân Covid-19 tăng cao. Chúng ta nên tổ chức điều trị tập trung, thu gọn việc điều trị Covid-19 tại một số bệnh viện nhất định. Cơ sở điều trị tại những đơn vị này vẫn đảm bảo tốt hơn nhiều so với bệnh viện dã chiến”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng chia sẻ.

Trong buổi gặp mặt của Bộ trưởng Y tế với đại diện lực lượng y tế tuyến đầu trong công tác phòng dịch chiều 18/10 vừa qua, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng đề xuất giải pháp nếu số lượng ca nhiễm tăng đột biến (hơn 10% số mẫu lấy ngẫu nhiên), ngành y tế có thể thực hiện cách ly cả thôn hay xí nghiệp; đưa y tế vào bên trong để chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Ca tăng nặng, bệnh nền không ổn định hay người chưa tiêm có thể đưa sớm vào bệnh viện điều trị.

Chiến lược này có thể áp dụng cho tất cả địa phương đạt tỷ lệ tiêm chủng cao như TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội.

Cũng theo ông, khu điều trị Covid-19 nên chia làm 3 phần: Hồi sức cấp cứu; Điều trị bệnh theo mức độ vừa và Khu hậu Covid-19. Ngay khi các ca có xét nghiệm âm tính, cần chuyển ngay sang tầng hậu Covid-19 để chăm sóc điều trị như bệnh nhân thông thường.

Khu điều trị cần đảm bảo có đầy đủ oxy hóa lỏng, trang thiết bị, thuốc, vật tư và nhân lực. Đây là việc cần làm lâu dài chứ không chỉ dưới hình thức dã chiến.

Để đối mặt với cuộc chiến bền bỉ, ông Hiếu kiến nghị đưa y tế tư nhân vào cuộc; cho phép bệnh viện tư thu phí dịch vụ như TP.HCM đã triển khai.

Theo Zingnews

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Toàn văn Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Chương trình “Xuân Quê hương 2024”

Toàn văn Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Chương trình “Xuân Quê hương 2024”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng

Xây dựng, hoàn thiện thể chế để tạo nguồn lực, động lực phát triển mới

Xây dựng, hoàn thiện thể chế để tạo nguồn lực, động lực phát triển mới

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Quốc hội Nhật Bản

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Quốc hội Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội: Lấy phiếu tín nhiệm đảm bảo công tâm, khách quan

Chủ tịch Quốc hội: Lấy phiếu tín nhiệm đảm bảo công tâm, khách quan

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất