Cơn nghiện xe Nhật của người Đông Nam Á

15:32 | 12/05/2018

Nhờ tính thiết thực và giá trị sử dụng cao, các thương hiệu ôtô đến từ Nhật Bản luôn được người tiêu dùng xem là lựa chọn số một tại thị trường ASEAN.

 

Thị trường ôtô Đông Nam Á nói chung đã nổi lên trong 5 năm qua, với doanh số bán xe cao nhất là vào tháng 3/2017. Tốc độ tăng trưởng hàng tháng đạt 14% với 316.736 xe được bán ra ở 6 quốc gia trọng yếu gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Philippines.

Bấy lâu nay, các nhà sản xuất ôtô xứ sở hoa anh đào luôn coi thị trường Đông Nam Á là “sân sau” của ngành công nghiệp ôtô quốc gia. Các đối thủ cạnh tranh từ những nơi khác đã cố gắng len lỏi nhưng chỉ tạo được ảnh hưởng không lớn, đặc biệt là các thị trường trọng điểm mà Nhật Bản chỉ mới gây nên tầm ảnh hưởng trong những năm gần đây.

ASEAN sẽ là thị trường trọng điểm của Mazda.

Những thương hiệu đến từ châu Âu như Audi, Mercedes-Benz, BMW và Jaguar Land Rover chứng tỏ sức mạnh bằng việc thống trị phân khúc cao cấp trong khu vực, nhưng thành công này không mở rộng sang các phân khúc khác của thị trường.

Xe Nhật áp đảo thị phần tại Đông Nam Á?

Sự chi phối mạnh mẽ nhất của ngành công nghiệp ôtô Nhật Bản nằm ở Indonesia, thị trường lớn nhất của khu vực, nơi tổng doanh số của họ tăng lên một cách đáng kinh ngạc 98,5% trong năm 2016. Tại Thái Lan, xe Nhật chiếm 88% doanh số, trong khi ở Malaysia là 78%, bao gồm cả doanh số của Perodua – một thương hiệu nội địa phụ thuộc hoàn toàn vào Daihatsu.

Sự thống trị của xe Nhật Bản tại thị trường ôtô Đông Nam Á càng không thể tách rời khỏi chính sách của các công ty trong việc xây dựng nhà máy ở những nước sở tại, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia.

Điều này lý giải tại sao Thái Lan chi phối sản xuất trong khu vực. Phần lớn nhà máy sản xuất ôtô của Nhật Bản đều nằm ở Thái Lan, cũng như ở Indonesia với quy mô nhỏ hơn.

Toyota chiếm ưu thế trong khu vực ASEAN, với doanh số bán xe tại 5 thị trường chính ước tính đạt 910.263 xe trong năm 2016, chiếm 29% thị phần. Nếu kết hợp Daihatsu và công ty con Hino, doanh số của tập đoàn Toyota trong khu vực đã tăng lên 1,355 triệu xe trong năm 2016 (bao gồm cả Perodua), chiếm hơn 43% doanh số.

Toyota có nhiều loại xe nhất trên thị trường và đi đầu trong phát triển phân khúc thị trường mới trên toàn khu vực, bao gồm cả xe xanh, MPV cỡ nhỏ và vừa.

Honda nổi lên là thương hiệu bán chạy thứ hai tại khu vực trong những năm gần đây, mặc dù công ty thiếu sự hiện diện trong phân khúc xe thương mại. Thị phần trong khu vực tăng từ mức trên 8% trong năm 2012 lên gần 14% trong năm 2016. Sự tăng trưởng gần đây của Honda đã được củng cố khi họ mở rộng phân khúc MPV và SUV nhỏ gọn.

Nhà máy Mazda hiện đại nhất Đông Nam Á tại Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải thương hiệu ôtô nào của Nhật Bản cũng đều có sự tăng trưởng doanh số trong khu vực. Nissan và Suzuki nói riêng đã phải vật lộn để theo kịp các đối thủ, trong khi Mitsubishi Fuso cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu xe thương mại thấp ở các thị trường trọng điểm.

Tại một số thị trường được xem là nhỏ của Toyota tại Đông Nam Á, sự thống trị của hãng không quá áp đảo. Xe Toyota chiếm 69% tổng doanh số tại Philippines trong khi Việt Nam là dưới 50%. Nguyên nhân là bởi Ford từ sau khi rời bỏ thị trường Indonesia, đã tìm kiếm cơ hội ở hai thị trường này, với mức tăng trưởng 33% tại Philippines và 40% tại Việt Nam.

Dân số Đông Nam Á ngày càng tăng và có sự cơ giới hóa, trong đó Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Philippines là những thị trường xe hứa hẹn nhất thế giới, xếp hạng một bậc dưới Đức.

Vì sao ôtô Nhật Bản thống trị thị trường

Yếu tố hàng đầu chính là chất lượng. Ôtô Nhật Bản luôn được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và có tuổi thọ lâu dài. Tại Đông Nam Á, khách hàng phổ thông thường mong muốn tìm kiếm một chiếc xe có mức giá tốt, bền bỉ và an toàn.

Ngành công nghiệp ôtô Nhật chủ yếu nhắm vào thị trường phổ thông nên luôn có một lượng khách hàng dồi dào, dựa vào uy tín sẵn có tại khu vực. Trong khi đó, nhóm khách hàng trung và thượng lưu chỉ chiếm rất ít. Nhóm này thường đặt yếu tố sang trọng đi đôi với an toàn, vì vậy họ có xu hướng sử dụng ôtô từ các thương hiệu cao cấp đến từ châu Âu.

Xe Nhật có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tuyệt vời và có giá trị sử dụng cao, chịu được môi trường khí hậu khắc nghiệt, hiếm khi hư hỏng và bảo dưỡng dễ dàng.

Trong khi xe châu Âu phải bảo dưỡng thường xuyên theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất với chi phí không hề nhỏ thì ngược lại, xe Nhật chỉ cần thay dầu định kỳ và tuân thủ một số lời khuyên của nhà sản xuất.

 

Theo Zing

Video hay

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Lần đầu tiên “Xuân Quê hương” được tổ chức với quy mô lớn tại Bắc Australia

Lần đầu tiên “Xuân Quê hương” được tổ chức với quy mô lớn tại Bắc Australia

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO