Con Giao Long trong truyền thuyết Việt Nam thực ra là con gì?

12:18 | 29/10/2020

Theo miêu tả của người xưa, con giao long sống ở các vùng nước lớn, có đầu hình rồng, mình giống rắn với đủ tứ chi, có sức mạnh siêu nhiên…


 

Trong nhiều câu chuyện dân gian của người Việt có nhắc đến một loài thủy quái to lớn và đầy bí ẩn, được gọi là con giao long hoặc thuồng luồng. Đây là một loài vật như thế nào? Trong hình giao long trang trí trên giáo đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn, cách đây 2.000 – 2.500 năm.
Hình giao long trên trống đồng Nam Ngãi III. Theo miêu tả của người xưa, giao long sống ở các vùng nước lớn, có đầu hình rồng, mình giống rắn với đủ tứ chi, có sức mạnh siêu nhiên. Người Việt cổ thờ loài vật này như một biểu tượng sức mạnh, đồng thời để chúng sống hòa thuận với con người.
Trong nhiều truyền thuyết, giao long là thế lực tà ác hại người. Nhưng cũng có truyện kể giao long chỉ trừng phạt kẻ ác, còn với người lương thiện không gây hại, ngược lại còn dùng quyền năng để giúp họ vượt qua tai ương, có cuộc sống tốt đẹp, ví dụ như trong truyền thuyết về sự hình thành hồ Ba Bể.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về chân tướng của loài giao long. Đáng chú ý là quan điểm của nhà sử học Đào Duy Anh (1904-1988). Cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam (xuất bản năm 2005) dẫn lại nhận định của nhà sử học kỳ cựu: Giao long chính là cá sấu. Ảnh: Cá sấu trong một trang trại ở TP HCM.
Xin trích dẫn nguyên văn: “Cứ những sự tình gặp giao long ở sông Dương Tử sách xưa chép đó và cứ hình trạng con giao long theo người xưa mô tả đó thì chúng ta thấy rằng loài giao long sách xưa chép đó chính là loài cá sấu lớn đời xưa có rất nhiều ở sông Dương Tử…”.
“…Theo L. Aurousseau thì giống cá sấu lớn ấy mình dài đến 5, 6 mét, tiếng Pháp gọi alligator. […] Người Hán tộc xưa gọi là alligator là giao long. Người mình gọi con crocodile là thuồng luồng mà sách chữ Hán của ta cũng gọi là giao long…”.
“…Về sau trong các sông ở Bắc nước ta, giống crocodile thành hiếm, thỉnh thoảng thấy một con, người ta cũng gọi là thuồng luồng, nhưng người thường không biết hình dạng nó thế nào nên tưởng tượng nó là một giống thủy quái hình dạng như rắn…”.
Thiết nghĩ, với những ý kiến thuyết phục của nhà sử học Đào Duy Anh, bí ẩn truyền đời về loài giao long/thuồng luồng ở Việt Nam đã được làm sáng tỏ…

 

Theo Kiến thức

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số