Chương trình Văn hóa giao thông năm 2019 với thông điệp ‘Tưởng nhớ người đi vì người ở lại’

23:08 | 24/09/2019

Với thông điệp giàu tính nhân văn “Tưởng nhớ người đi vì người ở lại”, Chương trình Văn hóa Giao thông năm 2019 sẽ là một sự kiện quan trọng được Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia giao cho Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và Ban An toàn Giao thông TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Chương trình sẽ được Tạp chí Văn hiến Việt Nam – Cơ quan đại diện phía Nam và Công ty Truyền thông Phan Đăng cùng phối hợp với Lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP. Hồ Chí Minh trực tiếp triển khai thực hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước.


Tai nạn giao thông (TNGT) là nỗi ám ảnh của toàn xã hội.  Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, đẩy lùi TNGT vì một mục đích mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuy vậy, TNGT vẫn hàng ngày hiện hữu, đe dọa mạng sống của người dân. Việc ngăn ngừa TNGT không chỉ là việc làm của các cơ quan chức năng, mà mỗi người tham gia giao thông cần phải có ý thức thực hiện Văn hóa giao thông (VHGT), bởi đây chính là cội nguồn sâu xa để giảm thiểu TNGT.

Tổng quan chương chương trình sự kiện Văn hóa giao thông 2019 (dự kiến).

VHGT chính là việc nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Đó chính là vấn đề hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; không vi phạm các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.

Theo Giáo sư Hoàng Chương – Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc (nay là Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc): “VHGT là một tập hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra theo lý tưởng chân thiện mỹ trên lĩnh vực giao thông. Nói đến VHGT là nói đến cái phải, cái thiện, cái đẹp của con người trong quá trình xây dựng, sử dụng các công trình, phương tiện giao thông, trong xây dựng và thực thi pháp luật về giao thông và trong tham gia giao thông. VHGT vừa là động lực, vừa là mục tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, hiệu quả, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái và thân thiện”.

Công văn của UBATGTQG gửi Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và Ban An toàn Giao thông TP. Hồ Chí Minh.

 

CV của Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc giao cho Tạp chí Văn hiến Việt Nam – CQĐD phía Nam triển khai tổ chức Chương trình.

 

Xây dựng VHGT là một phần quan trọng của sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và là một trong những thước đo về trình độ văn hóa, văn hiến của dân tộc, là một lĩnh vực thể hiện rõ danh dự của tổ quốc, nhân phẩm của con người Việt Nam.

Để VHGT đi vào cuộc sống của người dân một cách sâu rộng, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đã giao cho Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và Ban An toàn Giao thông TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Chương trình tuyên truyền về Văn hóa giao thông năm 2019. Trên cơ sở đó, Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đã trực tiếp giao cho Tạp chí Văn hiến Việt Nam – Cơ quan đại diện phía Nam (cũng là Cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc) và Công ty Truyền thông Phan Đăng cùng phối hợp với Lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Chương trình Văn hóa giao thông năm 2019 với chủ đề “Tưởng nhớ người đi vì người ở lại” tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước.

Đánh giá về Chương trình Văn hóa giao thông năm 2019, nhà báo Nguyễn Hữu Thi – Giám đốc Cơ quan Đại diện (CQĐD) phía Nam của Tạp chí Văn hiến Việt Nam, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo Chương trình cho biết: “Chương trình Văn hóa giao thông năm 2019 sẽ tích cực tuyên truyền vấn đề VHGT đến với người dân, đồng thời cũng phản ánh việc tuân thủ các quy định của pháp luật, ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Ban chỉ đạo Chương trình Văn hóa Giao thông năm 2019.

Bên cạnh đó, Chương trình cũng  quảng bá hình ảnh cao đẹp của các Chiến sĩ CSGT trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam và ấn phẩm Văn hóa giao thông. Chương trình sẽ do đồng chí Nguyễn Quang Vinh làm Phó Trưởng ban chỉ đạo để  thay mặt Ban lãnh đạo Tạp chí Văn hiến – CQĐD phía Nam trực tiếp triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBATGTQG và Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc ”.

Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó trưởng ban chỉ đạo Chương trình cho biết thêm: “Chúng tôi rất vui vì được UBATGTQG  và Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đã tín nhiệm và giao cho thực hiện Chương trình Văn hóa Giao thông năm 2019. Ban lãnh đạo cũng như toàn thể anh chị em phóng viên Cơ quan Đại diện phía Nam của Tạp chí Văn hiến Việt Nam rất vinh dự đồng thời cũng nhận thức được trách nhiệm lớn lao để nỗ lực và quyết tâm thực hiện Chương trình một cách hiệu quả nhất. Để Chương trình tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, chúng tôi sẽ phối kết hợp với các tỉnh, thành tổ chức các chương trình sự kiện như: tổ chức hội thảo,triển lãm tranh thiếu nhi vẽ về VHGT, các chương trình văn hóa nghệ thuật, tọa đàm… nhằm tuyên truyền ý thức về VHGT tới đông đảo quần chúng nhân dân.”

Đặc biệt vào tháng 11 năm 2019 sẽ diễn ra Sự kiện đặc biệt Tổng kết Chương trình VHGT năm 2019 và được Tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo UBATGTQG, lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành, lãnh đạo các địa phương, cùng đông đảo quần chúng nhân dân và các phương tiện truyền thông báo chí trung ương, địa phương cùng tham gia đưa tin…

Đây là Chương trình dựa vào kinh phí xã hội hóa, vì vậy Ban Tổ chức Chương trình Văn hóa giao thông 2019 rất mong nhận được sự hỗ trợ tích cực cả về vật chất và tinh thần của tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước./.

 

PV

Video hay

Cùng chuyên mục

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê