“Chà bá lửa”

11:30 | 06/06/2022

Ghi nhận về vốn từ trong từ điển, tự vị nói chung bao giờ cũng đi sau lời ăn tiếng nói đã xuất hiện ngay trong đời sống, có thể do không cập nhật hoặc bỏ sót. Điều này hết sức bình thường. Vì thế, có những từ/ cụm từ đang sử dụng, một khi nghe/nói bất kỳ ai cũng hiểu nhưng nếu ai cắc cớ đặt câu hỏi:


“Bắt đầu từ đâu, do đâu nó lại xuất hiện?” thì khó giải thích. Đành rằng các từ đã có từ thời xa lắc xa lơ, nay tìm hiểu đã khó nhưng từ mới ra đời gần đây cũng chẳng dễ dàng hơn, cũng khó y chang nhau.

Chẳng hạn, từ “chà bá”/”chà bá lửa”. Theo tìm hiểu của tôi, tính đến thời điểm này chỉ có “Phương ngữ Nam Bộ” (NXB Hội Nhà văn -2015) của Nam Chi Bùi Thanh Kiên ghi nhận và giải thích: “Chà bá: Bá có gốc Hán do từ “bà”: to lớn. Rất to lớn. Văn liệu: “Con voi có tai bự chà bá” (tr. 332). Liệu chừng có hợp lý hay không vì cơn cớ làm sao từ “chà” lại đứng trước từ “bá”? Không ai có thể giải thích được.

Có người cho rằng có thể vay mượn từ tiếng Quảng Đông: “tài pả” có nghĩa là khối, cả đống, có vỏ ngữ âm na ná nhưng xét cả về mặt này lẫn mặt ngữ nghĩa. Thế nhưng, học giả An Chi cho rằng đây không phải là nguyên từ (= từ gốc) của “chà bá”. Và, ông mạnh dạn suy luận: “Tiếng Khmer có từ “cho-băs” (ghi theo “Từ điển Khơme – Việt” của Hoàng Học, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979, trang 355). Từ này có nghĩa là “rõ ràng” và chúng tôi suy ra rằng ở đây là một sự chuyển biến ý nghĩa như sau: rõ ràng → to đến mức mắt không thể không nhìn thấy → chà bá”.

Không thể như thế, vì chà bá hàm nghĩa là to tổ chảng, bự “quá cỡ thợ mộc”, tức là kích cỡ của sự vật đó vượt ra ngoài sự phổ biến thông thường. Như thế, ai ai cũng thấy chứ làm sao “to đến mức mắt không thể không nhìn thấy”?

Lại có ý kiến cho rằng “chà bá” chính là vay mượn từ “Cha-báik” của người Chăm. Trao đổi với tôi, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm là nhà thơ Inrasara cho biết: “Tiếng Việt nào có âm tiết “đầu” Tà, Chà, Cà… đều có liên quan đến Chăm. Chà-bá thì có nguồn từ 2 chữ: Cha-bá hay Ta-bá: lan rộng ra và Cha-báik hay Ta-báik: mở rộng ra ở bề miệng. “Từ điển tiếng Chăm – Việt” của Moussay, Aymonier, Bùi Khánh Thế đều giải thích như vậy, dĩ nhiên ngắn gọn hơn”.

Ngoài “chà bá”, còn có từ “chà bá lửa” – nhằm chỉ mức độ cao hơn cả thế nữa. Từ lửa này vốn là cách nói quen thuộc của người Việt như cù lần lửa, bà chằn lửa… Lửa, tôi cho là cách nói quen thuộc của người Việt, là từ kèm theo khi cần nhấn mạnh một sự vật/sự việc nào đó, chẳng hạn: “Cô ấy trông bốc lửa” là nhằm chỉ sự gợi cảm đến mức đỉnh/cực đỉnh.

Như vậy đã có thể “chốt hạ” về từ chà bá?

Theo tôi, đã có thể.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/van-nghe/cha-ba-lua-20220604192019915.htm

Cùng chuyên mục

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN