“Chà bá lửa”

11:30 | 06/06/2022

Ghi nhận về vốn từ trong từ điển, tự vị nói chung bao giờ cũng đi sau lời ăn tiếng nói đã xuất hiện ngay trong đời sống, có thể do không cập nhật hoặc bỏ sót. Điều này hết sức bình thường. Vì thế, có những từ/ cụm từ đang sử dụng, một khi nghe/nói bất kỳ ai cũng hiểu nhưng nếu ai cắc cớ đặt câu hỏi:


“Bắt đầu từ đâu, do đâu nó lại xuất hiện?” thì khó giải thích. Đành rằng các từ đã có từ thời xa lắc xa lơ, nay tìm hiểu đã khó nhưng từ mới ra đời gần đây cũng chẳng dễ dàng hơn, cũng khó y chang nhau.

Chẳng hạn, từ “chà bá”/”chà bá lửa”. Theo tìm hiểu của tôi, tính đến thời điểm này chỉ có “Phương ngữ Nam Bộ” (NXB Hội Nhà văn -2015) của Nam Chi Bùi Thanh Kiên ghi nhận và giải thích: “Chà bá: Bá có gốc Hán do từ “bà”: to lớn. Rất to lớn. Văn liệu: “Con voi có tai bự chà bá” (tr. 332). Liệu chừng có hợp lý hay không vì cơn cớ làm sao từ “chà” lại đứng trước từ “bá”? Không ai có thể giải thích được.

Có người cho rằng có thể vay mượn từ tiếng Quảng Đông: “tài pả” có nghĩa là khối, cả đống, có vỏ ngữ âm na ná nhưng xét cả về mặt này lẫn mặt ngữ nghĩa. Thế nhưng, học giả An Chi cho rằng đây không phải là nguyên từ (= từ gốc) của “chà bá”. Và, ông mạnh dạn suy luận: “Tiếng Khmer có từ “cho-băs” (ghi theo “Từ điển Khơme – Việt” của Hoàng Học, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979, trang 355). Từ này có nghĩa là “rõ ràng” và chúng tôi suy ra rằng ở đây là một sự chuyển biến ý nghĩa như sau: rõ ràng → to đến mức mắt không thể không nhìn thấy → chà bá”.

Không thể như thế, vì chà bá hàm nghĩa là to tổ chảng, bự “quá cỡ thợ mộc”, tức là kích cỡ của sự vật đó vượt ra ngoài sự phổ biến thông thường. Như thế, ai ai cũng thấy chứ làm sao “to đến mức mắt không thể không nhìn thấy”?

Lại có ý kiến cho rằng “chà bá” chính là vay mượn từ “Cha-báik” của người Chăm. Trao đổi với tôi, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm là nhà thơ Inrasara cho biết: “Tiếng Việt nào có âm tiết “đầu” Tà, Chà, Cà… đều có liên quan đến Chăm. Chà-bá thì có nguồn từ 2 chữ: Cha-bá hay Ta-bá: lan rộng ra và Cha-báik hay Ta-báik: mở rộng ra ở bề miệng. “Từ điển tiếng Chăm – Việt” của Moussay, Aymonier, Bùi Khánh Thế đều giải thích như vậy, dĩ nhiên ngắn gọn hơn”.

Ngoài “chà bá”, còn có từ “chà bá lửa” – nhằm chỉ mức độ cao hơn cả thế nữa. Từ lửa này vốn là cách nói quen thuộc của người Việt như cù lần lửa, bà chằn lửa… Lửa, tôi cho là cách nói quen thuộc của người Việt, là từ kèm theo khi cần nhấn mạnh một sự vật/sự việc nào đó, chẳng hạn: “Cô ấy trông bốc lửa” là nhằm chỉ sự gợi cảm đến mức đỉnh/cực đỉnh.

Như vậy đã có thể “chốt hạ” về từ chà bá?

Theo tôi, đã có thể.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/van-nghe/cha-ba-lua-20220604192019915.htm


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ