Cao Bằng đa dạng các sản phẩm du lịch thu hút du khách

19:32 | 28/07/2023

Phát huy lợi thế địa phương, những năm qua,tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh xây dựng đa dạng sản phẩm du lịch đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, tạo dấu ấn điểm đến cho du khách.


Trong những năm qua, chú trọng đến phát triển du lịch, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng Chương trình số 10-CTr/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, Chương trình phát triển du lịch tỉnh, tập trung vào một số sản phẩm chính như: Du lịch thắng cảnh, di tích lịch sử quốc gia; văn hóa – tâm linh; sinh thái, cộng đồng, làng nghề, ẩm thực; du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị… Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển khu, tuyến, điểm du lịch có tính liên kết vùng.

Đến nay, hạ tầng cơ sở những điểm thắng cảnh, di tích nổi tiếng và khu nghỉ dưỡng được xây dựng nhằm thu hút khách. Các cụm du lịch đã và đang được đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện và đưa vào khai thác phục vụ khách… Đồng thời quan tâm đầu tư tu bổ, xây dựng các khu di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa như: nâng cấp hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan. Đi đôi với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch biên giới giữa tỉnh Cao Bằng với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Thác Bản Giốc – Cao Bằng

Đối với sản phẩm du lịch văn hóa – tâm linh, Cao Bằng tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án tôn tạo và khai thác các giá trị phục vụ du lịch tại một số khu, điểm như: Đền thờ Bác Hồ tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng), Núi “Cổng trời” trên eo núi Phja Đảy, làng Giộc Đâu, thị trấn Hùng Quốc (Trà Lĩnh) kết hợp với du lịch sinh thái hồ Thang Hen thành khu du lịch thắng cảnh – tâm linh. Xây dựng Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc (Trùng Khánh) và Chùa Trúc Lâm Tà Lùng (Phục Hòa) trở thành “cột mốc tâm linh” nơi biên cương của Tổ quốc… Các đền, chùa cổ được quan tâm trùng tu xây dựng, phục dựng lại lễ hội thu hút du khách gần xa đến vãn cảnh và tri ân các bậc tiền nhân.

Cùng với hệ thống di tích lịch sử – văn hóa tâm linh và danh lam thắng cảnh, Cao Bằng còn có kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú và đặc sắc, được tỉnh xác định là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, như: Các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực… Gắn kết các loại hình văn hóa dân gian độc đáo với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng cũng là một trong những sản phẩm chiến lược của Cao Bằng kết hợp với các tour du lịch lễ hội, du lịch khám phá, du lịch về nguồn.

Cùng với đó, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã chú trọng triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về văn hóa nghệ thuật, dân nhạc, dân vũ của các dân tộc, lễ hội truyền thống. Hiện nay, một số dự án du lịch cộng đồng đã và đang được triển khai, bước đầu thu hút khách.

Đặc biệt, công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng là “cú huých” quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh. Danh hiệu công viên địa chất toàn cầu cùng với bản sắc văn hóa, con người, danh lam thắng cảnh Cao Bằng đã tạo được sức hấp dẫn với du khách trong nước và ngoài nước. Với hơn 130 điểm di sản địa chất, văn hóa, lịch sử, phong cảnh độc đáo và có giá trị quốc tế trong phạm vi 9 huyện, có 3 tuyến du lịch hấp dẫn: Tuyến du lịch cụm phía Tây “Khám phá Phja Oắc – vùng núi của những đổi thay”; tuyến du lịch cụm phía Bắc “Hành trình về nguồn cội”; tuyến du lịch cụm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”.

Với sự đa dạng sản phẩm du lịch, Cao Bằng chắc chắn sẽ ngày càng thu hút được đông đảo du khách đến tham quan trải nghiệm, tiến tới là điểm đến hấp nhất đối với du khách trong nước và quốc tế.

PV

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/cao-bang-da-dang-cac-san-pham-du-lich-thu-hut-du-khach-post258109.html


Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát