Cao Bằng: Cần lắm một phán quyết công tâm (bài tiếp theo)

0:19 | 09/10/2021

Ngày 22/9/2021, Tạp chí Văn Hiến Việt Nam có đăng bài “Cao Bằng: Cần lắm một bản án công tâm”. Sau đó được bà Đinh Thị Niềm cung cấp thông tin có mời các Luật sư Ngô Thành Ba và Nguyễn Văn Ngọc thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội bào chữa cho mình trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Phóng viên đã liên hệ với các Luật sư để tìm hiểu rõ hơn về một số tình tiết còn khúc mắc trong vụ án và đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Ngô Thành Ba.

Luật sư Ngô Thành Ba – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Thưa Luật sư, quan điểm bào chữa cho vụ án này tại phiên tòa phúc thẩm tới đây là gì?

Điều đầu tiên tôi xin cảm ơn Tòa soạn đã có buổi tiếp xúc và làm việc với Luật sư để nói lên tiếng nói của chúng tôi. Về quan điểm bào chữa, sau khi được Tòa phúc thẩm cho sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án, chúng tôi cũng đã nghiên cứu và nhận định rằng cấp xét xử sơ thẩm chưa phù hợp với các tài liệu trong hồ sơ vụ án, cụ thể:

Thứ nhất: Chưa xem xét đến các yêu cầu về mở rộng điều tra đối với dấu hiệu của tội buôn lậu, chưa xem xét các dấu hiệu liên quan đồng phạm của bà Mạc Thị Hằng – người đã đồng ý và chỉ thị anh Thụ giao, xuất 21 con trâu cho bị cáo Lương Văn Hội. Tài liệu liên quan này của bà Mạc Thị Hằng thể hiện rất rõ trong hồ sơ vụ án nhưng Bản án sơ thẩm cho rằng “Hằng không thừa nhận là chủ sơ hữu đàn trâu mà chỉ là người được thuê chăn nuôi”. Nhận định này là không đúng bởi bà Hằng (buộc) phải biết được người thuê mình là ai, và chỉ được thuê chăn nuôi thì tại sao lại có quyền giao trâu cho người khác để vận chuyển qua biên giới(?). Nếu có người thuê bà Hằng thật thì một câu hỏi đặt ra là: Vì sao cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Trùng Khánh lại không tập trung đấu tranh khai thác buộc bà Hằng phải khai báo, và trong trường hợp bà Hằng cố tình không khai báo thì lại có thêm một dấu hiệu không tố giác tội phạm. Sự liên quan của bà Hằng còn thể hiện ở nhiều tài liệu chứng cứ khác như: bà Hằng được mua số trâu theo giá chỉ định với giá thấp hơn theo giá thị trường; bà Hằng có mặt trong tất cả các biên bản xử lý trâu chết. Ngoài ra, bà Hằng còn liên quan đến các tình tiết: Các giấy tờ, tài liệu được bà Hằng giao nộp cho cơ quan điều tra(CQĐT) có dấu hiệu bị sửa chữa; số trâu là tang vật của vụ án mà Tòa sơ thẩm nhận định bà Hằng chỉ là người nhận nuôi, không có mã số kiểm dịch nhưng bà Hằng lại cung cấp tài liệu có mã trâu kiểm dịch, tài liệu kiểm dịch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình mà bà Hằng giao nộp cho CQĐT có đề ngày cấp là 30/8/2020 nhưng Công ty TNHH TM Lê Dũng Linh có trụ sở tại thị xã Ba Đồn, Quảng Bình lại nhiều lần khẳng định đã vận chuyển và giao trâu cho bà Hằng từ 27-29/8. Như vậy, theo tài liệu kiểm dịch này thì ngày cấp kiểm dịch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đã cấp sau 03 ngày kể từ ngày số trâu trên rời khỏi Quảng Bình.

Thứ hai: Các vấn đề vi phạm tố tụng khác chưa được đánh giá đúng các mức độ sai phạm trong công tác điều tra truy tố. Do đó, Bản án sơ thẩm nhận định các hành vi, quyết định tố tụng của các điều tra viên, kiểm sát viên, của CQĐT và VKSND huyện Trùng Khánh đúng pháp luật về tố tụng hình sự là thiếu cơ sở thuyết phục. Cụ thể, chỉ xin đơn cử mấy trường hợp như sau: Biết rõ trong Hồ sơ vụ án có hai loại tài liệu mà Đồn Biên phòng Ngọc Côn dùng làm tài liệu khởi tố bà Niềm có mâu thuẫn nhau. Đó là biên bản bàn giao trâu cho anh Thụ ngày 01/9/2020(BL24) có đề cập anh Hội đã đánh dấu 15 con trâu mang số từ 1đến 15 không đánh chữ H ở trước các số và đánh dấu bằng màu “đỏ”, nhưng tại Biên bản làm việc ngày 12/9/2020 (BL22), vẫn Đồn Biên Phòng Ngọc Côn lại đánh mã số trâu theo ký hiệu từ H1 đến H15 bằng sơn phun màu trắng. Bản ảnh thì lại thể hiện các mã trâu có ký hiệu chữ “H” và một số chữ số bằng màu đỏ và tài liệu kiểm dịch thì lại thể hiện các mã số trâu từ 152613 đến 152633 (điều này thể hiện tang vật của vụ án có dấu hiệu bị thay thế nhiều lần). Ngoài ra, còn rất nhiều vi phạm tố tụng khác đã không được xem xét tại cấp sơ thẩm.

Thưa luật sư, trong vụ án này liệu có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hay không?

Vâng, như ở trên đã phân tích trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có thể không tránh khỏi những sơ suất dẫn đến bỏ lọt người phạm tội do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Hiện các Cơ quan tiến hành tố tụng đang dần từng bước khắc phục vấn đề này. Liên quan đến vụ án “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” nêu trên, chúng tôi cho rằng cần phải xem xét, đánh giá vai trò, sự liên quan của các đối tượng khác để tránh việc bỏ lọt tội phạm, cụ thể:

  1. Trong Hồ sơ vụ án, anh Hoàng Văn Thụ tự khai:“ngày 31/8/2020, khoảng 1 giờ chiều, chị Hằng có gọi điện cho tôi cho hạ xuống 1 xe trâu 38 con để chăn thả. Cùng ngày lúc 7 giờ tối, chị (Hằng) có gọi cho tôi nói một lúc nữa sẽ có người gọi điện thoại cho tôi để lấy trâu (21 con). Sau đó có 1 người gọi cho tôi số điện 0336682497 đến để bốc 21 con trâu…. Tôi có viết một tờ giấy bàn giao trâu cho anh Hội” (BL103,lời khai của anh Thụ). Từ tình tiết này, có căn cứ cho thấy bà Hằng là chủ trâu (hay ít nhất là được chủ trâu cho phép) nên bà Hằng mới chỉ thị cho anh Thụ nhận trâu (38 con) và giao trâu (21 con).
  2. Vấn đề 38 con trâu theo bản khai của anh Thụ (người chăn trâu) thì chiều ngày 31/8/2020 anh được bà Hằng chỉ thị hạ 38 con trâu trên một xe (BL103).Tuy nhiên, tại BL33 thì Công ty TNHH TM Lê Dũng Linh lại chỉ khai nhận có 21 con. Vậy còn 17 con nữa là nhập ở đâu về không được các Cơ quan tiến hành tố tụng huyện Trùng Khánh làm rõ. Theo lời khai của anh Thụ thì số trâu trên là do bà Hằng bố trí vận chuyển. Ngoài ra, có đàn trâu được đánh mã số (theo giấy chứng nhận kiểm dịch mà bà Hằng cung cấp cho CQĐT), có những đàn trâu không có mã số kiểm dịch, phải đánh số bằng cách phun sơn màu đỏ, có đàn trâu đánh số bằng ký hiệu từ H1-H15 bằng phun sơn trắng (BL22), có đàn trâu được đánh số ký hiệu từ H1-H15 lại là sơn màu đỏ (bản ảnh), có đàn trâu 12 con lại có số đo khác với số đo của Hội đồng định giá mà theo bà Niềm cho biết bãi chăn thả của bà Hằng liên tục có số trâu xuất ra và nhập về nên có dấu hiệu đánh tráo số trâu là vật chứng. Rất tiếc Bản án sơ thẩm đã bỏ qua chi tiết này để làm rõ vấn đề bỏ lọt tội phạm

Một số vấn đề mà bạn đọc còn thắc mắc đó là quy trình định giá tang vật, vật chứng có xác thực với thực tế hay vẫn còn chỉ mang tính định hình. Luật sư thấy thế nào về quá trình định giá tài sản đối với vụ án này?

Một là: Muốn xác định đúng sai phải bám vào quy định của Pháp luật. Khi có quyết định yêu cầu định giá thì phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định tại các điều 215,216,217, 221 và 222 Bộ luật TTHS.Tuy nhiên, CQĐT trong yêu cầu định giá số trâu từ H1-H15không thể hiện số trâu được sơn màu gì? Kết luận và biên bản thẩm định thì lại không thể hiện số trâu nào có mã số có ký là “H” và cũng không thể hiện màu sơn, kết luận và biên bản thẩm định cũng không chỉ ra được căn cứ vào tài liệu nào mà có vòng đo trâu được thẩm định. Như vậythì không thể nói đến tính chính xác của việc giám định vật chứng.

Hai là: Bà Niềm cho biết mình là bị can, nhưng bà lại không hề nhận được thông báo về kết quả định giá theo quy định tại điều 222 Bộ luật TTHS, hậu quả là làm cho bàNiềm mất quyền yêu cầu giám định lại.

Về quyết định bán giá chỉ định 15 con trâu cho bà Hằng (người có dấu hiệu đồng phạm) của CQCSĐT huyện Trùng Khánh có đúng Pháp luật hay không, chúng tôi xin viện dẫn điều 106 BLTTHS  như sau: “1, Việc xử lý vật chứng do cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra… 3, Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 điều này có quyền:…c, Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể bán theo quy định của pháp luật….” . Như vậy, theo những điều khoản trên thì CQCSĐT huyện Trùng Khánh chỉ được bán theo quy định của pháp luật nếu vụ án được đình chỉ tại giai đoạn điều tra.

Về dấu hiệu vi phạm thành phần tham gia định giá khi không có thành viên là cơ quan chuyên môn như: Phòng Nông nghiệp, Cơ quan Thú y tham gia Hội đồng mà chỉ có thành phần của Cơ quan Tài chính Kế hoạch (vi phạm điểm c, khoản 1 Điều 8 Nghị định 30/2018/NĐ-CP ngày 07/03/2018 quy định về lập, trình tự thủ tục về định giá tài sản trong TTHS (BL27). Thành phần ký Biên bản định giá không có tên thành viên trong Quyết định thành lập Hội đồng, cụ thể: ông Hoàng Chiến Công và bà Nông Thị Sơn không có tên trong Quyết định thành lập Hội đồng định giá (BL27) nhưng lại ký vào Biên bản định giá (BL28, 29).

Vậy còn nhận định nào khác của Tòa cấp sơ thẩm khiến Luật sư còn trăn trở?

Ngoài các dấu hiệu đồng phạm bị bỏ lọt, dấu hiệu vi phạm trong tố tụng thì vấn đề cung cấp thông tin tài khoản của bà Hằng cũng có dấu hiệu nghi vấn đó là Công văn 260 của CQĐT ngày 8/4/2021 về yêu cầu Ngân hàng Agribank Cao Bằng cung cấp thông tin biến động và giao dịch từ tài khoản số 8300205201302 trong thời gian từ ngày15/8 – 15/11/2020, Ngân hàng Agribank Cao Bằng đã xác định chủ số tài khoản trên là bà Mạc Thị Hằng và thể hiện ngày phát sinh trước bắt đầu từ 10/3/2020, nhưng Ngân hàng Agrbank chỉ cung cấp biến động giao dịch từ ngày 13/10/2020, tức là né tránh việc phải cung cấp biến động giao dịch từ ngày15/8 -12/10/2020. Mục đích hành vi của việc không cung cấp này không được đánh giá làm rõ tại cấp sơ thẩm. Trong Bản án sơ thẩm cũng nhận định “Diễn biến tình hình tội phạm “vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới” phức tạp. Nhận định bị cáo Niềm chỉ nộp 600 triệu tiền mặt thì không đủ điều kiện để được hưởng mức phạt tiền là hình phạt chính theo khoản 3 điều 189 BLHS, nhưng chúng tôi theo dõi hồ sơ vụ án thì không thấy có bất cứ báo cáo nào của Cơ quan có thẩm quyền tại Cao Bằng về tình hình tội phạm vận chuyển hàng hóa qua biên giới gia tăng, phức tạp. Theo dõi Báo điện tử Cao Bằng từ đầu năm 2020 đến đầu năm 2021 chỉ thấy có tội nhập cảnh trái phép, tội vận chuyển pháo nổ, tội đánh bạc… tuyệt  nhiên không có bất cứ vụ nào vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Mặt khác, nhận định “diễn biến tình hình tội phạm” cũng không được BLHS quy định để làm căn cứ áp dụng hình phạt. Về vấn đề bị cáo Niềm nộp 600 triệu đồng để được hưởng mức hình phạt chính (thay thế mức hình phạt tù), thì theo bà Niềm chị nộp theo hướng dẫn của Kiểm sát viên, nên việc phải nộp đủ số tiền quy định để được hưởng hình phạt chính là phạt tiền thuộc về thời gian chấp hành hình phạt, hoàn toàn có thể tuyên trong Bản án về thời hạn buộc bà Niềm phải nộp nốt (nếu thiếu). Nên cấp sơ thẩm lấy lý do “diễn biến tình hình tội phạm phức tạp và không nộp đủ số tiền quy định đối với mức hình phạt tiền để tuyên bà Niềm phải chịu hình phạt phạt tù và không có hướng xử lý số tiền bà đã nộp là hoàn toàn thiếu sót .

Với tư cách là luật sư bào chữa trong vụ án này, chúng tôi hy vọng Tòa cấp phúc thẩm sẽ xét xử công minh, đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện và đầy đủ về các dấu hiệu vi phạm tố tụng, các thiếu sót trong nhận định của cấp sơ thẩm để bà Đinh Thị Niềm không phải chịu án oan và đảm bảo xử lý các đối tượng có liên quan theo đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm. Xin chân thành cảm ơn Tạp chí đã có buổi trao đổi và phỏng vấn.

Xin trân trọng cảm ơn Luật sư!

Thế Hiếu – Minh Đức

Cùng chuyên mục

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô