Tầm vóc ATK Việt Bắc có thể trở thành Di sản nhân loại theo tiêu chí của UNESCO?

15:06 | 24/02/2022

Nhà báo Nguyễn Uyển, nguyên Trưởng ban công tác hội viên của Hội nhà báo Việt Nam và tôi vốn gắn bó với Việt Bắc, với Định Hoá -Thái Nguyên vì không chỉ nơi ấy đã ra đời tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam – ngày 21/4/1950 mà còn là đề tài và đối tượng tuyên truyền của báo chí vì dày đặc các địa chỉ đỏ của cách mạng và kháng chiến. Đặc biệt, chúng tôi đều thống nhất cần phải làm gì đó góp phần thúc đẩy quốc tế tôn vinh ATK (An toàn khu) Việt Bắc đúng tầm vóc và vị trí lịch sử vốn có, phải là Di sản của nhân loại.


Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Đèo De, xã Phú Đình (Định Hóa).

Lần tìm để có xuất phát điểm về nhận thức làm cơ sở của đề nghị chúng tôi thấy có những tiêu điểm quan trọng: Di sản thế giới là một điểm mốc hoặc một khu vực được lựa chọn bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) có giá trị nổi bật về văn hóa, lịch sử, khoa học hoặc hình thức có ý nghĩa khác và được pháp luật bảo vệ bởi các Điều ước Quốc tế. Các điểm mốc, hoặc khu vực này được ghi nhận là có tầm quan trọng đặc biệt đối với lợi ích của nhân loại. Nghĩa là, một địa điểm có thể là di chỉ, di tích, danh thắng của một quốc gia mà nước đó có tham gia “Công ước Di sản thế giới” đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới (với 190 quốc gia thành viên), được công nhận và quản lý bởi UNESCO.

Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, Di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất. Hơn nữa, khi nằm trong danh mục Di sản thế giới sẽ được thế giới quan tâm hơn và có thể được nhận tài chính bảo tồn, tu bổ từ Quỹ Di sản thế giới. Di sản – phần lãnh thổ vẫn thuộc quốc gia quản lý nhưng được UNESCO đặt trong mối quan tâm của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ, gìn giữ trước mọi tác động theo quy ước bảo vệ Di sản văn hóa chung của nhân loại

Lịch sử cách mạng và kháng chiến của Việt Bắc có thời gian dài và phạm vi rộng. Tuy nhiên, điểm nhấn để tham chiếu của chúng tôi tập chung vào ATK đặc biệt Định Hoá bởi mấy sở cứ: Là Thủ đô kháng chiến của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, nơi người đứng đầu là Hồ Chủ tịch và cơ quan Phủ Chủ tịch ở và làm việc thời gian dài. Nơi ghi dấu các quyết sách lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng và xây dựng chính quyền…

Gần đây nhất, ngày 24/6/2021, ATK một lần nữa được Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1008/QĐ-TTg về tiếp tục Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu Định Hoá. Quyết định trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, tiếp tục thúc đẩy việc hoàn thiện một địa chỉ, gắn với lịch sử dân tộc.

Toàn cảnh khu di tích đồi Khau Tý, xã Điềm Mặc – nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và làm việc tại ATK Định Hóa (năm 1947).

Di tích thành phần nằm trong ATK hết sức phong phú: Cụm di tích tại xã Phú Đình với diện tích 115 ha, có Di tích Bác Hồ ở bản Khuôn Tát; Di tích Bác Hồ ở và làm việc giai đoạn 1948-1954 tại đồi Tỉn Keo. Nơi đây, ngày 6/12/1953, Bác và Bộ Chính trị đã đưa ra những quyết định đem lại thắng lợi cho chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ. Cụm di tích Bác ở Khuôn Tát: Cây đa, Đoạn suối Khuôn Tát – nơi Bác tắm, giặt và câu cá; Nhà sàn và hầm Bác ở đồi Nà Đình (xã Phú Đình). Bác đã ở và làm việc từ 20/11/1947 đến tháng 01 năm 1954.

Tại đây, Bác đã ra nhiều quyết sách sát sao chỉ đạo toàn dân toàn diện kháng chiến… Đồi Pụ Đồn, nơi ngày 25/8/1948, Bác Hồ chủ trì lễ phong hàm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh; nơi có đền thờ và Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng tại cụm di tích này, tại đồi Nà Mòn còn có Di tích (34ha) trụ sở và nơi ở của Tổng Bí thư Trường Chinh những năm 1951-1953; Trụ sở và nơi ở (3,3 ha) của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và cơ quan Văn phòng Phủ Thủ tướng tại đồi Thẩm Khen…

Cụm di tích tại xã Điềm Mặc nổi bật có Di tích lán Khau Tý, Bác Hồ ở và làm việc từ 20/5/1947. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã ra các quyết sách quan trọng chỉ đạo quân dân ta đập tan cuộc tấn công lên Việt Bắc của quân viễn chinh Pháp trong chiến dịch Thu – Đông năm 1947; Di tích Tổng Bí thư Trường Chinh làm việc từ năm 1947-1949 tại đồi Phụng Hiển; Di tích địa điểm làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Tại xóm Ròong Khoa xã Đềm Mặc còn có các Di tích: Nơi ra đời, ở và làm việc của MTTQVN; Hội Nhà báo Việt Nam; Nông vận Trung ương và Hội Nông dân Cứu Quốc; Uỷ Ban Hoà Bình của Việt Nam VV… Ngoài 2 địa đểm dầy đặc di tích quan trọng trên, 7 xã của Định Hoá còn lại cũng nằm trong ATK đặc biệt: Địa điểm thành lập Việt Nam Giải phóng quân ở xã Định Biên 25/5/1945. Xã Bảo Linh nổi bật có địa điểm Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tại xã Bảo Linh (1949-1954).

Đây là trụ sở làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn phòng Tổng Quân ủy và địa điểm Văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh trên đồi Khau Cuội… Cũng theo Quyết định 1008 thì tổng diện tích các điểm di tích phải quản lý là 197 ha. ATK Định Hóa, Thái Nguyên là tâm điểm quần thể di tích lịch sử chiến tranh nhân dân bảo vệ chính quyền có một không hai của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX; là căn cứ địa cách mạng của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ cùng các cơ quan đầu não của cách mạng ở và hoạt động. ATK kết nối bền chặt với các tỉnh Việt Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Soi chiếu với quy định của UNESCO thì Di tích lịch sử ATK – Việt Bắc, bao gồm địa phận 9 xã của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) với tổng diện tích bảo tồn hơn 5.200km (197 ha di tích), là nơi ở và chỉ đạo trường kỳ kháng chiến chống thực dân xâm lược suốt những năm từ 1946-1954 của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng danh là Di sản văn hóa – lịch sử thế giới!

Ý thức sâu sắc về cội nguồn cách mạng, năm 1981 Khu Di tích ATK Định Hóa đã được xếp hạng Di tích Quốc gia. Xét ở góc độ văn hóa và lịch sử, ATK không chỉ là tài sản và Di tích quý báu của Việt Nam, nó còn rất xứng là Di sản của nhân loại. Bởi chính lịch sử và văn hóa gìn giữ nền độc lập của dân tộc Việt Nam đã nói lên điều đó. Rằng, nó có đầy đủ căn cứ và tiêu chuẩn để được ghi tên vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO; hội đủ đáp ứng các tiêu chuẩn về Di sản văn hóa, lịch sử.

Việt Nam gia nhập tổ chức UNESCO từ năm 1951 và là thành viên tích cực, trách nhiệm, có tiếng nói quan trọng với tổ chức quốc tế giàu tính nhân văn và trí tuệ. Chúng ta đã đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO tới 8 Di sản, gồm 2 Di sản thiên nhiên; 5 Di sản văn hóa; 1 Di sản hỗn hợp. UNESCO là diễn đàn giúp Việt Nam có tiếng nói bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng vị thế đất nước, chủ động hội nhập sâu rộng trên lĩnh vực lịch sử, văn hóa.

Theo chúng tôi, một mặt Thái Nguyên thực hiện tốt quyết định của Chính phủ, một mặt đề nghị Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam bằng chức năng, nhiệm vụ của mình sớm lập Dự án đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới để UNESCO xem xét công nhận ATK -Việt Bắc (trung tâm là ATK Định Hoá) là Di sản Văn hóa – Lịch sử thế giới, bởi tầm vóc văn hóa – lịch sử lớn lao của nó, không chỉ với Việt Nam mà còn cho cả nhân loại hôm nay và mai sau.

Theo Thái Nguyên

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ