Sự thật về Quan Vũ có thực sự đáng để tôn thờ?

10:47 | 12/10/2021

Để so sánh, Quan Vũ thua xa Thái úy Lý Thường Kiệt – Thái sư Trần Quang Khải – Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn… của ta, luận về võ công – mưu lược và công trạng, Quan Vũ kém hơn Triệu Tử Long nhiều. Tiếc rằng dân ta một số không biết tự hào dân tộc để đúc tượng mà thờ các nơi, trong nhà hay đặt trên bàn làm việc và quảng bá ra thế giới.

Lúc còn nhỏ đọc và tâm đắc tác phẩm văn học Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, tôi thích nhất là nhân vật Quan Vũ, tức Quan Công, một “soái ca” đúng chuẩn Nho giáo với đầy đủ nhân nghĩa lễ trí tín lại còn uy dũng vô song, sau này được phong hàng “Thánh” (Già làm hộ pháp). Còn ghét thì dĩ nhiên là “đại gian hùng” Tào Tháo. Đây cũng có lẽ là cảm xúc mặc định của những người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa với lối viết đầy tính thiên vị của La Quán Trung. Cho tới sau này, khi có dịp đọc Tam Quốc Chí của Trần Thọ, bộ biên niên sử (chính sử) của thời đại Tam Quốc, tôi đã thay đổi cách nghĩ của mình về hai nhân vật nói trên và hiểu rõ hơn về dụng ý của người viết Tam Quốc Diễn Nghĩa trong việc xây dựng hình tượng trung và gian của Quan Vân Trường và Tào Mạnh Đức.

Tại sao Quan Vũ được tôn thờ?

Thật ngạc nhiên khi một võ tướng bình thường, nếu không muốn nói là đầy khuyết điểm như Quan Vũ lại được tô vẽ quá mức và tôn thờ như một gương trung liệt hoàn hảo. Nếu tỉnh táo suy xét thì việc thờ Quan Công là một chiêu bài chính trị vô cùng khôn khéo của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Khởi xướng việc thờ Quan Vũ không ai khác hơn là Tào Tháo, khi Tôn Quyền gửi đầu Quan Vũ cho Tào Tháo để cho Lưu Bị chuyển hướng tấn công. Nhận biết màn gắp lửa bỏ tay người này, Tháo đã chơi chiêu rất cao tay phong chức tước cho Quan Vũ và làm ma chay linh đình với lễ của vương hầu, còn sai làm thân Quan Vũ bằng trầm hương ráp đầu vào an táng. Điều này nhằm mục đích xoa dịu cơn giận của Lưu Bị tránh chiến tranh xảy ra mà còn cho thiên hạ biết mình là người biết trọng trung thần nghĩa sĩ của triều Hán. Quả nhiên, Lưu Bị chuyển hướng tấn công Đông Ngô thay vì đánh Ngụy, vì cho rằng việc báo thù quan trọng hơn.

Quan Vũ là nhân vật duy nhất được cả ba đạo lớn của Trung Quốc thờ phụng: Khổng giáo phong cho ông làm Võ Thánh, ngang hàng với Văn Thánh là Khổng Tử. Đạo Lão phong Quan Vũ làm Quan Thánh Đế Quân chuyên bảo vệ nghĩa khí trừ tà ma, còn đạo Phật thì tôn xưng Quan Vũ làm Già Lam Bồ Tát mặc cho ông lúc sinh thời giết người như ngóe. Điều này cũng là một chiêu bài của chế độ phong kiến Trung Quốc để giải quyết mâu thuẫn luôn tồn tại của ba tôn giáo Nho, Lão và Phật để dễ bề kiểm soát và cai trị.

Phong trào thờ Quan Vũ nổi lên thịnh nhất là thời nhà Thanh, một triều đình ngoại tộc không phải người Hán. Rút kinh nghiệm của nhà Nguyên Mông khi xâm lược Trung Quốc bị dân Hán oán ghét, giai cấp thống trị Mãn Thanh khuyến khích lập miếu thờ Quan Vũ để xoa dịu tinh thần chống đối của người Hán và ràng buộc tinh thần trung quân ái quốc của Quan Vũ vào giai cấp nho sĩ, buộc họ noi gương Quan Thánh trung thành với triều đình. Chiêu bài “Hàng Hán bất hàng Tào” được sử dụng rất hữu hiệu để chiêu dụ những quan lại người Hán có tinh thần phản Thanh phục Minh.

Qua những dẫn chứng nêu trên, hình tượng anh hùng của Quan Vũ được dựng nên là có dụng ý chứ không hẳn là dựa trên thực tế, vì con người thực của Quan Vũ mang đầy những khuyết điểm. Những người tôn thờ Quan Vũ từ bao đời nay đã bị nhồi sọ bởi tư tưởng trung thành tuyệt đối với nhà cầm quyền bất kể sai đúng để bị lợi dụng hi sinh vì hai tiếng “anh hùng”.

Theo LLL

Cùng chuyên mục

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng