Giả sử Lưu Bị thắng ở trận Di Lăng đồng thời còn có thể thống nhất thiên hạ, vậy thì có một người Lưu Bị nhất định sẽ không tha mạng cho.
Thời kì Tam Quốc có ba trận đánh vô cùng nổi tiếng, có thể nói 3 trận đánh đó đã quyết định thế cục cơ bản của Tam Quốc. Ba trận đánh này lần lượt là trận Quan Độ, trận Xích Bích và trận Di Lăng. Ba trận đánh về cơ bản đều là những trận đánh lấy ít thắng nhiều, hay nói cách khác là đem tới cho người ta những kết quả bất ngờ.
Trận đánh thứ nhất là trận Quan Độ, trận đánh này diễn ra trong khoảng thời gian từ năm tháng 6 năm 199 tới tháng 10 năm 200 sau Công Nguyên. Trận đánh này đồng thời cũng là một trong những trận đánh lấy yếu thắng mạnh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo với 2 vạn đại quân đánh bại 11 vạn đại quân của Viên Thiệu. Trận đánh này là nền tảng giúp Tào Tháo thống nhất được phương Bắc Trung Quốc. T
trận thứ hai là trận Xích Bích, Tôn Quyền và Lưu Bị liên quân đánh bại đại quân của Tào Tháo vào Kiến An năm thứ 13. Trận đánh này là trận đánh nổi tiếng nhất trong 3 trận, liên minh Tôn Lưu chỉ vỏn vẹn 5 vạn quân trong khi Tào Tháo có trong tay hơn 20 vạn quân, trận đánh này đồng thời cũng vạch ra cục diện “tam quốc đỉnh lập” hay “tam phân thiên hạ” lúc bấy giờ.
Trận đánh cuối cùng là trận Di Lăng, một ví dụ nổi tiếng về thành công nhờ phòng thủ tích cực trong lịch sử của cuộc chiến tranh Trung Quốc cổ đại. Trận đánh này xảy ra sau khi Lưu Bị xưng đế được 3 tháng, Lưu Bị vì muốn báo thù cho Quan Vũ mà đã không nề hà bất cứ điều gì, kiên quyết phát động chiến tranh.
Khi đó, Tôn Quyền vốn dĩ đã muốn đầu hàng Lưu Bị. Nhưng Lưu Bị không đồng ý, không biết làm sao, Tôn Quyền chỉ đành một bên cầu hòa Tào Tháo, một bên lệnh cho Lục Tốn đi nghênh chiến. Kết quả cuối cùng, Lưu Bị bại trận quay trở về, hàng vạn người đã phải hi sinh, có lịch sử còn ghi chép rằng thậm chí chỉ còn mình Lưu Bị sống sót sau trận đánh.
Vậy giả sử Lưu Bị thắng ở trận đánh này đồng thời còn có thể thống nhất thiên hạ, vậy thì có một người Lưu Bị nhất định sẽ không tha mạng cho.
Người đó chính là Mã Siêu, bởi lẽ Mã Siêu không giống với những người khác. Mã Siêu sinh ra trong hào môn gia tộc ở Tây Lương, từ nhỏ đã theo cha ra chiến trường, hơn nữa còn vô cùng dũng mãnh, từng đánh bại được cả đại tướng Hung Nô. Nếu không phải vì dưới trướng Mã Siêu không có được mưu sĩ giỏi nào, Mã Siêu cũng sẽ không bị kế ly gián của Tào Tháo đánh bại.
Năm đó, khi đầu quân cho Lưu Bị, Mã Siêu đã định vị bản thân là người hợp tác với Lưu Bị, hơn nữa, hai người họ cũng đã giao ước với nhau, sau khi Lưu Bị thống nhất được thiên hạ, Mã Siêu sẽ trấn thủ Tây Lương. Vì vậy mới nói Lưu Bị giả sử có thống nhất được thiên hạ, nhất định sẽ không cho phép có một “vị vua khác họ” là Mã Siêu.
Tổng hợp