Hãy trả lại tên cho chùa Bái Đính

11:15 | 23/04/2019

Có lẽ đã đến lúc yêu cầu phải gọi sự vật cho đúng tên của nó. Cái gọi là chùa Bái Đính mới được xây dựng to vật vã với mục đích hút khách du lịch kiếm tiền phải được gọi là Khu Du lịch tâm linh Bái Đính, không được mạo danh và phải trả lại tên cho chùa Bái Đính thật. Chùa Bái Đính thật bị khu du lịch ồn ào, kệch cỡm kia mạo danh là ngôi chùa khiêm nhường g ẩn mình trong núi non cách đó chỉ hơn 800m, một “Bái Đính cổ tự”  dù trải qua cả nghìn năm lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được sự tĩnh lặng, linh thiêng, độc đáo của ngôi chùa Việt truyền thống.


Với 1.000 năm tồn tại, chùa Bái Đính cổ vị trí không thể thay thê trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nằm ở ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, Chùa tọa lạc trên ngọn núi cao 187m, nơi đây được Đức Thánh Nguyễn Minh Không phát hiện và sáng lập vào triều Lý, khi ngài về đây tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua.

Chùa Bái Đính cổ gồm động thờ Phật, động thờ Mẫu, điện thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không và điện thờ Đức Thánh Cao Sơn. Bái Đính cổ tự không có những mái chùa cong vút mái đao hay mũi hài, càng không có những trụ cột to lớn, đồ sộ hay thượng điện nguy nga lộng lẫy, mà được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến như các chùa cổ khác ở Ninh Bình cũng như Việt Nam.

Tất cả các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa Bái Đính cổ đều được đặt giữa lòng những sơn động u minh, làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nơi cửa thiền. Trần hang động đã trở thành những mái chùa kiên cố, che chắn chốn thiêng ngự trị của Phật, của Mẫu đã hàng bao thế kỷ nay.

Muốn lên thăm hang động ở núi Bái Đính các du khách phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng Tam Quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba là đền thờ Thánh Nguyễn, bên phải là hang sáng thờ Phật, bên trái là động tối thờ Mẫu. Mỗi một hang động đều có một sự tích và huyền thoại riêng tạo nên những nét kỳ bí và linh thiêng nơi cửa thiền.

Nơi đây từng là khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu (Ninh Bình). Cũng tại nơi chùa Bái Đính cổ ngự trị, xưa kia Đinh Tiên Hoàng đế từng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa. Sau này vua Quang Trung chọn làm nơi tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh…

Khi xưa, lúc lên vãn cảnh chùa, vua Lê Thánh Tông đã tạc một bài thơ chữ Hán ca ngợi vẻ đẹp nơi đây. Bài thơ dịch như sau: Đính sơn danh tiếng thật cao xa/ Che chở kinh thành tự thửa xưa/ Nhân kiệt địa linh nên vượng khí/ Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.

Đến với Bái Đính cổ tự, chúng ta càng hiểu thế nào là một ngôi chùa Việt truyền thống và càng hiểu ra không thể gọi cái Khu du lịch tâm linh của ông chủ Xuân Trường mới xây chục năm nay để ăn theo ngôi chùa cổ linh thiêng thật sư không có gì đáng gọi là chù dù có điện tam thế các pho tượng Phật to nhất Đông Nam Á.

Chỉ có thể có một chùa Bái Đính.

 

 

Tuấn Nghĩa – Thái Bá/VHVN

Video hay

Cùng chuyên mục

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

NHCSXH huyện Đăk R’Lấp giải ngân cho vay người chấp hành xong án phạt tù

NHCSXH huyện Đăk R’Lấp giải ngân cho vay người chấp hành xong án phạt tù

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.