Đặc sắc Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung

22:28 | 26/03/2019

 Cách Thủ đô khoảng 20km, đi xuôi dòng sông Hồng, chúng tôi tới đền Chử Đồng Tử hay còn gọi là đền Đa Hòa ở xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên vào đúng dịp diễn ra Lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung (từ mồng 10 đến 12-2 âm lịch). Được tổ chức 3 năm một lần, lễ hội nhằm tưởng nhớ một huyền thoại đẹp về tình yêu bất tử giữa công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo họ Chử.


Các trưởng lão rước nước vào trong đền.

Năm nay, Lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung có quy mô hàng tổng với sự tham gia của 9 thôn thuộc hai xã Bình Minh, huyện Khoái Châu và xã Mễ Sở, huyện Văn Giang.

Đây là một trong 16 lễ hội lớn, là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách thập phương tới tham quan chiêm bái. Mở màn lễ hội là các làng thuộc tổng Mễ tổ chức đội hình rước kiệu thánh từ đình làng về đền Đa Hòa. Con rồng dài hơn 20m đi đầu đoàn rước kèm theo tiếng trống liên hồi khiến già, trẻ, gái, trai, ai cũng phấn khởi, tưng bừng. Sau đám rước kiệu thánh là hội rước cờ, múa sinh tiền, kiệu long đình, kiệu chóe nước,…

Sau cùng là ba kiệu rước Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa, Tây Sa công chúa. Sau khi lấy nước ở sông Hồng về, các kiệu trở về Đền Hóa lễ thánh. Đi đầu là hai bô lão cùng hai nam, hai nữ dâng nước vào đền. Theo tục lệ, nước được dùng để cúng phải là nước lấy ở giữa sông Hồng. Người đại diện cho dân làng lấy nước là cụ già có đức độ trong làng. Dâng nước là hình thức tâm linh cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.

Đến tham gia lễ hội từ rất sớm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, 80 tuổi, sống tại xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, cho biết: “Về dự lễ hội, chúng tôi được gặp gỡ rất nhiều bà con gần xa, cùng nhau tụ hội, chiêm bái, lễ thánh, cầu mong một năm sung túc, an vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cùng nhau gắn bó keo sơn, đoàn kết xây dựng xóm làng khang trang, đổi mới”.

Sau lễ khai hội, nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian được tổ chức tại khu vực đền như thi bơi chải, cờ tướng, bình thơ, hát văn, múa quạt, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt dê, kéo co, chọi gà… Điểm nhấn trong các đêm diễn ra lễ hội là những buổi đốt đèn trời. Bến sông Hồng ở khu vực đền khi ấy chật kín người, trẻ có, già có. Đây là minh chứng sống động cho câu châm ngôn “Tình yêu không có tuổi”, bởi không chỉ có nam thanh, nữ tú háo hức và hồi hộp thả những lời cầu nguyện về tình yêu và hạnh phúc theo những ngọn đèn trời…

Với giá trị văn hóa sâu sắc, Lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung như một thông điệp gửi tới hậu thế về lòng hiếu thảo, là minh chứng của nền văn minh lâu đời của dân tộc, gắn liền với sự di cư của cư dân từ vùng núi cao xuống khẩn hoang đất đai vùng châu thổ sông Hồng.

 

Theo QĐND

Video hay

Cùng chuyên mục

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử