19 năm với văn hóa dân tộc

11:42 | 03/06/2019

19 năm là khoảng thời gian chưa phải là dài, nhưng Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã làm được nhiều việc lớn đóng góp một phần tích cực vào sự nghiệp nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tạo được những dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội.


Vừa qua, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 19 năm thành lập trung tâm (1/6/2000-1/6/2019) tại Tp. Bắc Ninh. Buổi lễ được Trung tâm văn hóa ẩm thực khu vực miền Bắc tổ chức long trọng, đầm ấm, quy tụ được đầy đủ các thành viên, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, những người bạn tâm giao của trung tâm.

Từ những năm cuối của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, thực trạng văn hóa dân tộc nước nhà có nhiều biểu hiện chao đảo trước cơ chế thị trường, trước trào lưu văn hóa phương Tây bằng băng đĩa hình tràn vào nước ta, nhiều Đoàn nghệ thuật vội vàng cải biên, cải tiến đưa lên sân khấu những tác phẩm thấp về thẩm mỹ và nghệ thuật, trước tình hình ấy GS Hoàng Chương cùng các nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật dân tộc suy nghĩ phải làm điều gì đó để giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, từ ý tưởng đó đã được một số cơ quan của Đảng và Chính phủ ủng hộ, nhiều nhà nghiên cứu đồng tình và tâm huyết.

Ngày 01/06/2000 Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân tộc ra đời, được nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng, Bộ Văn hóa Thông tin nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch và đông đảo văn nghệ sĩ trí thức Hà Nội đã đến dự ủng hộ, tiếp theo là Tạp chí Văn hiến Việt Nam được ra đời là diễn đàn của Trung tâm, thực hiện nhiệm vụ giới thiệu quảng bá những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc truyền thống, giữ gìn bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giao lưu hội nhập quốc tế.

Ông Nguyễn Thế Phiệt – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Sau 3 năm hoạt động tích cực được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và cũng sau 3 năm Trung tâm đã trở thành thành viên duy nhất về khoa học nhân văn thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam với tên gọi mới là Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Với như tên gọi hiện nay, hàng năm Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã tổ chức hàng chục cuộc hội thảo khoa học, thực hiện đề án Sân khấu học đường ở một số tỉnh. Thực hiện đề án khôi phục và quảng bá nghệ thuật Bài chòi trên miền Bắc góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi khu vực miền Trung được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể. Một đề án mà được Cục nghệ thuật biểu diễn đánh giá thành công nhất đã biểu diễn nhiều nơi và một số đơn vị quân đội, trong đó có Đoàn quân nhạc.

Thực hiện đề án Văn hóa giao thông, dàn dựng hàng chục tiểu phẩm bi hài kịch, nhiều đĩa ca nhạc tuyên truyền về Văn hóa giao thông. Tổ chức nhiều cuộc thi phát động thiếu nhi toàn quốc vẽ tranh về Văn hóa giao thông, tổ chức triển lãm tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định Từ nay đến cuối năm Ủy ban An toàn giao thông QG đã chỉ đạo ba địa phương là Nam Định, Thái Bình và Tp Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm để tổ chức triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc vẽ về Văn hóa giao thông, An toàn giao thông. và một số trường học để đưa đề án Văn hóa giao thông vào cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng các hình thức văn hóa nghệ thuật, đã góp phần tích cực để tuyên truyền nếp sống có văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần làm giảm tai nạn giao thông ở ba tiêu chí được ủy ban An toàn giao thông đánh giá cao.

Trong những năm qua Trung tâm tổ chức in một số đầu sách để tuyên truyền bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Ngày đầu thành lập Trung tâm chỉ có hơn chục cán bộ nghiên cứu, sau 5 năm hoạt động tích cực, Trung tâm đã trở thành nơi quy tụ đông đảo giới trí thức khoa học xã hội, văn nghệ sĩ tâm huyết với văn hóa dân tộc như: Gs. Anh hùng lao động Vũ Khiêu, Gs Trần Văn Khê nhà nghiên cứu soạn giả Mịch Quang, Gs Trần Bảng, GS Hoàng Châu Ký, GS Trường Lưu, GS.VS Hoàng Trinh, GS Hồ Sĩ Vịnh, GS Trần Nghĩa, nhà thơ, nhạc sĩ Vũ Mão, nhà văn Thanh Hương, Phó Gs Tất Thắng, Gs Đặng Việt Bích, Phó Gs Đoàn Thị Tình, TS Phạm Việt Long, TS Minh San, nhà báo Nguyễn Thế Khoa, NSND Đặng Nhật Minh, NSND Phạm Thị Thành, NSND Đàm Liên, NSND Tâm Chính, NSƯT.nhạc sĩ Nguyễn Thế Phiệt, nhà viết kịch Văn Sử, nhà thơ Thế Kỷ, nhà báo Nguyễn Hoàng Mai, nhà báo Đặng Đức Duy, nhà báo Ngọc Anh, nhà báo Phạm Đức Lượng-nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, nhà báo Việt Hùng, nhà thơ Đặng Thị Ngọc Vân, NS Phan Thanh Liêm, NS Văn Thưởng, NSND Hoàng Đạt-nguyên Phó GĐ Nhà hát cải lương TW, nhà thơ Văn Trọng Hùng, nhà báo Nguyễn Hữu Thi, NSUT Đào Quang-GĐ cơ quan đại diện của Trung tâm tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, GS Thái Kim Lan,, GS Nguyễn Thuyết Phong, NSUT Trần Trung Sinh, NS Mai Tuyết Hoa, NS Quang Long, Nhân viên trực VP Lê Hằng Nga và rất đông đảo lực lượng trẻ hôm nay tiếp tục phát huy truyền thống.

Ông Nguyễn Hoàng Mai – Chánh Văn phòng Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam

Nhìn lại 19 năm qua, Trung tâm có quyền tự hào về sự phát triển lớn mạnh về số lượng thành viên đã tăng lên và nhiều đơn vị thành viên như: Hội thơ Đường luật VN có hàng nghìn hội viên, Trung tâm nghiên cứu âm nhạc dân tộc, Trung tâm văn hóa ẩm thực khu vực miền Bắc do đồng chí Đặng Đình Mạnh làm Giám đốc, có ba nhà hàng, Trung tâm văn hóa ẩm thực khu vực phía Nam do NS Hương Giang làm Giám đốc, có 6 nhà hàng, có sân khấu Múa rối nước hoạt động sôi nổi, Đoàn Múa rối nước Phan Thanh Liêm đã đi biểu diễn nhiều nước trên thế giới, Trung tâm Văn hóa Quan họ truyền thống khu vực Bắc Giang do NS Nguyễn Thị Bích Độ làm Giám đốc, Tập đoàn truyền thông Quốc gia VN, một số cơ quan đại diện của Trung tâm ở Tp Hồ Chí Minh, Bình Định, Đà Nẵng, khu vực đồng bằng Bắc bộ có trụ sở tại Tp Nam Định do NSƯT Đào Quang làm Giám đốc, Tp Thái Nguyên, Tp Hòa Bình, Trung tâm có chi hội nhà báo có hơn 30 hội viên, có chi hội nghệ sĩ SKVN hoạt động sôi nổi.

19 năm là khoảng thời gian chưa phải là dài, nhưng Trung tâm và Tạp chí Văn hiến VN, Tạp chí Văn hiến Điện tử đã làm được nhiều việc lớn đóng góp một phần tích cực vào sự nghiệp nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tạo được  những dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội.

Bằng tất cả sự cố gắng và lòng nhiệt tình không biết mệt mỏi thực hiện chính sách xã hội hóa, đã liên kết với các bộ ban ngành, các địa phương để tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học như đề tài Tìm về cội nguồn Quan họ, Múa rối nước truyền thống dân gian, Cuộc đời sự nghiệp Đào Tấn, 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương, Nghệ thuật Bài chòi. Đây là 5 công trình cấp Bộ tiêu biểu và một số công trình hợp tác với các đơn vị, địa phương.

Trong thành tích vẻ vang của Trung tâm 19 năm qua, có được là do các nhà nghiên cứu, các GS, Tiến sĩ, NSND, NSƯT, các nhạc sĩ, các thành viên của Trung tâm tiêu biểu là Tạp chí Văn hiến VN, Tạp chí Văn hiến Điện tử là cơ quan ngôn luận của Trung tâm đã khắc phục mọi khó khăn về kinh tế với tinh thần quyết tâm cao của các phóng viên đã đảm bảo xuất bản mỗi tháng một kỳ đều đặn, Tạp chí Văn hiến Điện tử đã thường xuyên cập nhật nhanh nhạy đúng hướng, đúng tiêu chí, các độc giả truy cập ngày càng tăng và các đồng chí lãnh đạo khen ngợi.

Nhà báo – Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa, Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc đã phát huy vai trò chủ động xây dựng nhiều chương trình để ra mắt khán giả Thủ đô tại Nhà hát Hồng Hà, điểm biểu diễn thường xuyên tại vườn hoa Lý Thái Tổ, phát trên truyền hình những chương trình nghệ thuật ấn tượng được những người làm nghề khen ngợi.

Hội thơ Đường luật VN do Gs Hoàng Chương làm Chủ tịch, nhà thơ Nguyễn Đức Hùng do làm Phó Chủ tịch, có hàng ngàn hội viên trong cả nước, hàng năm đã tổ chức hội thảo khoa học, thăm hỏi tặng quà thương binh liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, luôn duy trì xuất bản nhiều tập thơ có chất lượng.

Tuy nhiều công việc hàng năm vẫn tổ chức được Ngày Hội thơ Đường toàn quốc ở nhiều tỉnh với quy mô hoành tráng.

Trung tâm Văn hóa Quan họ truyền thông khu vực Bắc Giang với hàng trăm hội viên đã đi vào hoạt động nề nếp, đã gắn kết với các cơ quan văn hóa của tỉnh, của các huyện, hàng năm tổ chức liên hoan, tổ chức thi hát Quan họ truyền thống, luôn cổ vũ động viên tinh thần yêu nghề của các hội viên, các câu lạc bộ ở các huyện được lãnh đạo của tỉnh Bắc Giang đánh giá rất cao về tinh thần khắc phục khó khăn hoạt động hoàn toàn tinh thần tự nguyện bằng kinh phí xã hội hóa.

Tập đoàn truyền thông hàng năm đều tổ chức nhiều chương trình, với những sự kiện lớn đi giao lưu văn hóa tại Malaixia, Mianma, Nhật Bản, Hàn Quốc và tham gia vào đoàn của doanh nghiệp, đi cùng Thủ tướng Chính phủ đến một số nước trong thời gian qua.

Các cơ quan đại diện của Trung tâm tại Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Định, tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh khu vực Việt Bắc đã hoạt động rất tích cực, gắn kết với các địa phương, đã làm một số công trình có ý nghĩa được các địa phương đánh giá cao.

Các thành viên Trung tâm chụp ảnh lưu niệm.

Với những thành tích đã đạt được, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng ba, được Thủ tướng Chính phủ tặng nhiều Bằng khen, Liên Hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam hàng năm đều tặng Bằng khen và cờ thi đua là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

 

Đình Tuyến/VHVN

Video hay


Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô