Quy trình sản xuất nước mắm Cát Hải, 2 năm mới cho ra thành phẩm

10:38 | 15/03/2019

Người dân làng nước mắm Cát Hải (Hải Phòng) chia sẻ làm mắm truyền thống phải rất kiên nhẫn vì phải chờ 2 năm từ khi cho cá vào chum đến lúc ra thành phẩm.


Từ lâu, người dân vùng Cát Hải (Hải Phòng) đã nổi tiếng với nghề làm nước mắm theo phương pháp phơi nắng và đảo chượp truyền thống.
Tại Cát Hải, các hộ sản xuất nhỏ lẻ vẫn thường dùng những chiếc chum bằng sành để chế biến mắm, trong khi với những cơ sở chế biến lớn, hay công ty người ta đã chuyển qua những bể xi măng để sản xuất ra số lượng nhiều hơn. 
Những chiếc chum sành được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chúng có đặc điểm là mỏng, tiếp nhiệt tốt, rất thích ứng với ánh nắng mặt trời, giúp cá ngấu chín hơn khi để trên sân và nhất là mang lại vị thơm riêng của mắm.
Thấy trời hửng nắng, ông Ngô Quý Biên (Cát Hải, Hải Phòng) bắt đầu mở những phên che chum cá để phơi nắng. Đây là công việc thường ngày, nhưng khi trời có mưa là bắt buộc phải che lại.
Không chỉ phơi nắng, cá trong chum cũng được đảo thường xuyên mỗi ngày. “Làm nghề mắm thủ công rất vất vả, mỗi khi mưa nắng là phải ra đậy hay mở nắp để đảo chượp, suốt ngày ăn ngủ với mắm”, ông Biên chia sẻ.

Cá được người dân Cát Hải sử dụng làm mắm chủ yếu là cá thuồn đen, ngoài ra còn nhiều loại cá khác. Mỗi chiếc chum có thể chứa được khoảng gần 2 tạ cá. Cứ mỗi tạ cá thì sử dụng khoảng 20% muối trắng.
Cá được đánh đảo phơi nắng khoảng 2 năm, khi chượp chín được chuyển vào các bể kéo rút để tinh lọc nước mắm cốt. Ông Biên cho hay, phải chờ tới 2 năm bởi khi đấy cá làm mắm mới thật sự ngấu chín, đạm tự nhiên cũng tăng lên.
Trước đây lọc thủ công nên sản lượng không được cao, bây giờ nhiều gia đình xây bể lọc, dùng bao để lọc ép thì năng suất cao hơn, sạch hơn. Dù từng có thời điểm bị ảnh hưởng bởi những thông tin bất lợi ảnh hướng tới nước mắm truyền thống, nhưng nghề này vẫn được người dân Cát Hải giữ gìn. “Quan trọng là phải làm với cái tâm, khu vực chế biến lúc nào cũng phải sạch sẽ. Chúng tôi tự hào là nước mắm mình làm ra là nguyên chất, với chỉ hai thành phần cá và muối, không chất bảo quản”.
“Tùy từng nơi, từng loại, có thể 1 năm đã cho ra thành phẩm, nhưng với loại nước mắm chắt nguyên chất ở Cát Hải thì vẫn phải 2 năm”, ông Biên cho hay.
Trước khi nước mắm tới tay người tiêu dùng, người dân Cát Hải vẫn giữ lại một ít để làm mẫu. Nước mắm Cát Hải chất lượng tốt, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của sản phẩm và thường có vị mặn hơn một số dòng nước mắm khác tại Việt Nam.

 
 
Theo VTC

Video hay

Cùng chuyên mục

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần