Phát hiện bãi cọc thời Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng

22:08 | 19/12/2019

Các nhà khảo cổ học nhận định, bãi cọc mới được phát hiện ở cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) có liên quan tới trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 chống quân Mông Nguyên. 


Bãi cọc lim nằm sâu dưới lớp bùn trầm tích trên cánh đồng Cao Quỳ (ảnh: Giang Chinh/VnExpress).

Báo VnExpress cho biết, mới đây Viện khảo cổ học Việt Nam đã khai quật bãi cọc với nhiều chỉ dấu có từ những năm 1270, thời Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Đến ngày 18/12, một phần bãi cọc nhọn bằng gỗ lim phát lộ dưới lớp bùn tại 3 hố khai quật trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê. Cọc được đóng sâu đến 2,5 m, đầu cọc có “ngoàm” dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa thân. Mỗi cọc có đường kính từ 20-50 cm, chôn cách nhau 5-7 m. Cọc được đóng xuống lòng đất theo phương thẳng đứng, hoặc nghiêng 20-15 độ theo hướng tây, nam.

Để bảo quản, các hiện vật phát lộ đã được đánh số và che đậy.

Trước đó, vào chiều 1/10, ông Nguyễn Tuân Triệu, ở thôn 3, thuộc làng Mai Động, xã Liên Khê, trong lúc đào hố trồng cau ở cánh đồng Cao Quỳ bất ngờ phát hiện 2 cọc gỗ được chôn sâu dưới lòng đất.

Hai cọc gỗ đầu tiên được người dân phát hiện ở cánh đồng Cao Quỳ (ảnh: CTV/Lao Động).

Báo Lao Động cho biết, khi phát lộ, 2 chiếc cọc có bề mặt màu nâu đen, thân hình trụ tròn, một phần còn nhẵn bóng và hơi vát nghiêng. Chiều dài một cọc hơn 4 mét, cọc còn lại hơn 3 mét và cùng đường kính hơn 30cm, đóng vào lớp phù sa màu hồng.

Biết tin, Bảo tàng Hải Phòng đã về đình làng lấy mẫu hai cọc gỗ đưa đi giám định bằng phương pháp đồng vị phóng xạ Cacbon 14. Kết quả cho thấy hai cọc gỗ có niên đại từ năm 1.270 đến 1.430.

Từ đây, các nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu lịch sử nhận định cánh đồng Cao Quỳ chính là di tích bãi cọc liên quan trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 chống quân xâm lược Mông Nguyên. Vị trí bãi cọc là sông Đá Bạch xưa.

Đối chiếu các tài liệu lịch sử cho thấy, xã Liên Khê khi xưa thuộc tổng Trúc Động, huyện Thuỷ Đường phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Nơi đây còn lưu truyền nhiều câu chuyện, huyền tích lịch sử về những chiến thắng chống quân xâm lược phương Bắc, trong đó có chiến thắng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lấy Trúc Động làm căn cứ để tiến ra cửa sông Bạch Đằng, sông Chanh tiêu diệt và bắt sống đạo quân thuỷ binh của đế quốc Nguyên Mông.

 

Tổng hợp

Video hay

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.