20 năm với Văn hóa dân tộc

10:44 | 29/06/2020

Sáng ngày 28/06, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tổ chức buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Buổi lễ có đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, nghệ sĩ… và các thành viên của Viện.


Tới dự buổi lễ, có sự tham dự của đồng chí, Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch Quốc Hội; TS Phạm Văn Tân, Bí thư Đảng ủy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam; PGS.TS Hồng Vinh, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung Ương, nguyên chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; TS. Bùi Thế Đức, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương; Trung tướng Lê Văn Hân, nguyên Tổng Cục phó Tổng cục chính trị, chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam; NSND Trình Thúy Mùi, chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

Hoạt động miệt mài suốt 20 năm qua, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc (trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc), đã thu hút sự tham gia của đông đảo học giả, nhà nghiên cứu và văn nghệ sĩ tâm huyết với văn hóa nghệ thuật dân tộc.

20 năm là khoảng thời gian chưa phải là dài, nhưng cũng không thể nào kể đầy đủ các hoạt động của Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và các đơn vị thành viên. Nhưng có thể nói là hoạt động của chúng ta rất phong phú, hiệu quả, được cộng đồng hoan nghênh, lãnh đạo Đảng, nhà nước biểu dương.

Nhà báo Nguyễn Hoàng Mai, chánh văn phòng Viện nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc kiêm Chủ tịch chi hội nhà báo tạp chí Văn Hiến Việt Nam, phát biểu khai mạc buổi lễ.

Trong 20 năm, Viện đã phối hợp với nhiều địa phương, ban, ngành, đơn vị tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo khoa học với nhiều đề tài phong phú phục vụ thiết thực hiệu quả cho sự nghiệp bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc. Có thể nhắc đến một số hội thảo gây được dấu ấn trong đời sống văn hóa đất nước như các hội thảo Văn hiến, Văn học Nghệ thuật các địa phương vùng miền như Bình Định, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…hội thảo về các danh nhân lịch sử văn hóa, các văn nghệ sĩ nổi tiếng như Quang Trung, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đào Tấn, Nguyễn Diêu, Lê Đại Cang, Á Nam Trần Tuấn Khải, Mịch Quang, Thanh Hương, Xuân Trình, Ưng Bình Thúc Giạ Thị…hội thảo về bảo tồn và cách tân các bộ môn nghệ thuật truyền thống dân tộc phục vụ cuộc sống hôm nay như Tuồng, Chèo, Cải lương, Bài chòi, Múa rối nước…hội thảo về các anh hùng liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến như như Hội thảo về đường Trường Sơn, về các liệt sĩ Lam Hạ (Hà Nam), về vị tướng  tình báo lỗi lạc Hoàng Minh Đạo…các hội thảo về giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới với sự tham gia của một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới.

Các đại biểu tham dự.

Bên cạnh đó, thành tựu nổi bật nhất, được xã hội đánh giá cao nhất của Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc trong 20 năm qua là các thành tựu nghiên cứu khoa học. Viện đã tập trung nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu để hoàn thành xuất sắc 5 đề tài nghiên cứu cấp bộ là Nghệ thuật Múa rối nước, Tìm về cội nguồn Quan họ, Cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Đào Tấn, 100 năm Nghệ thuật Cải lương (Do Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật VN giao) và Nghệ thuật Dân ca kịch Bài chòi (Do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch giao). Cả 5 công trình khoa học này sau khi được nghiệm thu đã được các nhà xuất bản trong nước xuất bản phục vụ bạn đọc, được dư luận đón nhận nồng nhiệt.

Một trong những thành công không thể không nhắc đến của Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc là đã lập và đề nghị Chính phủ, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục cho thực hiện hai dự án lớn, được tiến hành trong nhiều năm là dự án “Sân khấu học đường” và dự án “Đưa văn hóa giao thông vào cộng đồng qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các hình thức văn học nghệ thuật”.

GS Hoàng Chương (Ngoài cùng bên trái) – Viện trưởng Viện nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, sau một thời gian điều trị bệnh nặng, ông đã dần hồi phục để đến chủ trì Lễ kỷ niệm.

Trong 20 năm qua không chỉ nghiên cứu bảo tồn quảng bá nghệ thuật văn hóa dân tộc ở trong nước, Viện còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá văn hóa truyền thống VN ra thế giới. GS Hoàng Chương nhiều năm được các trường đại học Mỹ sang giảng dạy về sân khấu VN, Đoàn múa rối nước mini Phan Thanh Liêm đã đi biểu diễn ở hàng chục nước Á Âu. Viện cũng phối hợp với Tập đoàn Truyền thông Quốc gia Việt Nam đem nghệ thuật truyền thống Việt Nam đi biểu diễn ỏ nước ngoài. Viện cũng đã tổ chức một đoàn nghệ thuật dân gian do GS Hoàng Chương dẫn đầu biểu diễn giao lưu tại Liên hoan âm nhạc Quốc tế tại Tokyo.

TS. Phạm Văn Tân- Phó chủ tịch, Tổng Thư ký, Bí thư Đảng ủy Liên hiệp các hội khoa học – kỹ thuật Việt Nam.
Nhà Báo Nguyễn Thế Khoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, TBT Tạp chí Văn Hiến Việt Nam.

Nếu trong năm 2000, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn dân tộc chỉ có Văn Phòng Trung tâm và tạp chí Văn hiến Việt Nam thì đến nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, Viện đã có hàng chục đơn vị trực thuộc như các Cơ quan Đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phú Thọ, Đoàn Múa rối nước mini Phan Thanh Liên, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Âm nhạc dân tộc, tạp chí Điện tử Văn hiến VN, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Đồng bằng Bắc Bộ, Hội thơ Đường luật VN, Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc Giang, Trung tâm Văn hóa Ẩm thực dân tộc miền Bắc, Trung tâm Văn hóa Ẩm thực miền Nam, Trung tâm Đào tạo nghệ thuật Bảo Hà…

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, tặng cờ kỷ niệm Viện nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhân dịp 20 năm thành lập.
Các trung tâm của Viện nhận bằng khen.
20 năm xây dựng và trưởng thành, Viện vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng:

–        1 Huân chương Lao động hạng 3

–        Hai Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

–        Ba Cờ thi đua của Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật VN

–        Hàng chục Bằng khen của Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch và lãnh đạo Liên hiệp Hội trao tặng hàng năm.

 

Đình Tuyến – Quốc Phương

 

Cùng chuyên mục

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử