Xin ý kiến Bộ Chính trị việc tách Luật Giao thông đường bộ

17:21 | 18/03/2022

Trong Nghị quyết 37 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3-2022, giao Bộ Công an và Bộ GTVT xin ý kiến Bộ Chính trị về việc tách luật.


Theo Nghị quyết 37 vừa ban hành, Chính phủ thống nhất chủ trương tách Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) năm 2008 thành Luật Trật tự, an toàn GTĐB và Luật Đường bộ.

Trình Quốc hội trong năm nay

Chính phủ đồng ý việc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) xem xét, bổ sung hai dự án luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký tờ trình đề nghị bổ sung hai dự án luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Đáng chú ý, nghị quyết của Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan liên quan báo cáo Bộ Chính trị để xin ý kiến chỉ đạo về việc tách Luật GTĐB thành hai luật.

Trước đó, Chính phủ đồng ý việc chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý các nội dung về phân cấp, phân quyền; cơ chế đặc thù đầu tư, xây dựng công trình đường bộ trong dự án Luật Đường bộ.

CSGT xử phạt vi phạm giao thông. Ảnh minh họa: B.TUYẾN

Bộ Công an và Bộ GTVT được giao tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan rà soát, thống nhất về phạm vi điều chỉnh của hai dự án luật trên bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp; không quy định về tổ chức bộ máy trong các dự án luật. Các bộ cũng cần rà soát, đề xuất xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật…

Nhiều ý kiến vẫn băn khoăn

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng việc tách Luật GTĐB làm đôi là không có cơ sở khoa học.

Theo ông Thanh, việc này tạo ra tình trạng thừa một luật nhưng luật nào cũng thiếu. Cụ thể, Luật Đường bộ sẽ bị thiếu hai thành tố quan trọng là quy tắc GTĐB và người điều khiển phương tiện GTĐB. Còn Luật Trật tự, an toàn GTĐB lại không phủ hết được các nội dung liên quan đến an toàn GTĐB như: Kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện giao thông, vận tải đường bộ.

Ông Thanh nói: “Câu hỏi là kết cấu hạ tầng GTĐB, phương tiện tham gia GTĐB có cần bảo đảm an toàn giao thông không? Đặc biệt là vận tải đường bộ lại càng phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Vì nếu tổ chức vận tải không tốt sẽ gây mất trật tự, an toàn giao thông ngay. Tuy nhiên, những nội dung này không được đề cập trong Luật Trật tự, an toàn GTĐB mà lại thể hiện ở Luật Đường bộ gây trùng lặp…”.

Cùng quan điểm, chuyên gia giao thông Thân Văn Thanh cho rằng dư luận đều không nhận thấy sự cần thiết khi tách đôi Luật GTĐB năm 2008. Vì sự chia tách đó sẽ phá vỡ sự đồng bộ của luật chuyên ngành, đồng thời gây ra sự đảo lộn không cần thiết.

“Nếu tách thì những lĩnh vực giao thông khác có tính xã hội cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành như giao thông đường sắt, giao thông đường thủy nội địa… có chia tách làm hai luật không?” – ông Thanh đặt câu hỏi.

Theo ông Thanh, tại nghị trường QH khóa XIV, có đại biểu QH ví việc tách Luật GTĐB là hành động chặt đôi một con vật bốn chân làm hai phần… thì không phần nào sinh tồn được nữa.

“QH khóa XIV đã xin ý kiến các đại biểu QH về việc chia tách luật này, kết quả được công bố rộng rãi với cử tri cả nước là 66% số đại biểu không đồng ý. Nay các cơ quan liên quan vẫn tiếp tục tiến hành các thủ tục theo hướng cũ… là làm trái ý kiến đa số đại biểu QH khóa trước…” – ông Thanh nói.

Tách luật là không phù hợp

Quá trình phát triển và để theo kịp sự tiến bộ của KH&CN, Luật GTĐB cần bổ sung và hoàn thiện các nội dung chi tiết còn bất cập là cần thiết. Tuy nhiên, việc tách thành hai luật riêng là không phù hợp bởi nó sẽ làm mất tính logic, quan hệ tương hỗ và mất tính thống nhất giữa các nội dung cấu thành lĩnh vực GTĐB.

Về cấu trúc bên trong, Luật GTĐB đã bao gồm đầy đủ các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, cụ thể là các chủ thể có liên quan đến GTVT đường bộ. Chẳng hạn, quy tắc GTĐB có liên quan chặt chẽ với kỹ thuật giao thông và kỹ thuật đường bộ, hay phương tiện tham gia GTĐB có liên quan chặt chẽ với kết cấu hạ tầng GTĐB…

Về cấu trúc bên ngoài của Luật GTĐB, có các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành Luật GTĐB. Cụ thể là các nghị định của Chính phủ và thông tư của các bộ, ngành chức năng có liên quan đến thực thi các chế tài của Luật GTĐB. Như vậy, Luật GTĐB năm 2008 là một thể thống nhất có logic chặt chẽ, việc điều chỉnh chỉ dành cho các nội dung chi tiết còn bất cập, không nên tách luật.

TS Dương Tất Sinh, Trường ĐH Công nghệ GTVT

Theo Pháp luật TPHCM

Cùng chuyên mục

Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt theo phương thức PPP

Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt theo phương thức PPP

Hà Nội: Điều chỉnh lại giao thông nút giao Cổ Linh – Thạch Bàn

Hà Nội: Điều chỉnh lại giao thông nút giao Cổ Linh – Thạch Bàn

Đề xuất mở rộng tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương – Mỹ thuận lên 8 làn xe

Đề xuất mở rộng tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương – Mỹ thuận lên 8 làn xe

Giá vé giảm tới 20% khi hành khách mua xa ngày tàu chạy

Giá vé giảm tới 20% khi hành khách mua xa ngày tàu chạy

Đề xuất thực hiện cao tốc Nha Trang – Liên Khương theo hình thức PPP

Đề xuất thực hiện cao tốc Nha Trang – Liên Khương theo hình thức PPP

Đà Nẵng khai thác trở lại đường bay Incheon

Đà Nẵng khai thác trở lại đường bay Incheon

Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng thi công cao tốc Bắc – Nam qua Quảng Trị

Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng thi công cao tốc Bắc – Nam qua Quảng Trị

Hà Nội: Kiểm soát hoạt động xe U-oát (UAZ) chở khách du lịch trong phố cổ

Hà Nội: Kiểm soát hoạt động xe U-oát (UAZ) chở khách du lịch trong phố cổ

Đường sắt tung 6.000 vé tàu giảm giá nhằm kích cầu hành khách đi lại