Đây là vở diễn thứ hai tham gia Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2019 của Nhà hát tuông Việt Nam, đơn vị quốc gia về nghệ thuật tuồng. Vở đầu tiên là “Trung thần” của tác giả Hoa Hạ, do Từ Thị Hải Thành chuyển thể, NSND Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn, mình không được xem nhưng nghe dư luận đánh giá cao.
“Nhân huệ vương Trần Khánh Dư” cũng của tác giả Nguyễn Sỹ Chức do NSND Lê Tiến Thọ đạo diễn, Lê Trần Vinh, Đoãn Quang Bình viết nhạc, họa sĩ Doãn Bằng, biên đạo múa Khánh Toàn…
Đây là vở diễn tác giả Nguyễn Sỹ Chức nói đến cuộc đời Trần Khánh Dư trong kháng chiến chống Nguyên Mông tập trung vào hai chiến công nổi bật cả trên tình trường “thông dâm với Thiên Thụy công chúa và trên chiến trường: đánh tan đoàn thuyền lương của kẻ thù trên vùng biển Vân Đồn và đảo Cô Tô. Điều rất thú vị về mối tình giữa Trần Khánh Dư và Thiên Thụy công chúa,, vợ của Trần Quốc Nghiễn, con trai của Trần Hưng Đạo, là nếu ở một triều đại phong kiến khác, Trần Khánh Dư dẫu là “thiên tử nghĩa nam”, tức con nuôi vua, cũng cầm chắc cái chết.
Nhưng ở một triều đại khá thoáng về luyến ái tự do như triều Trần, ngay cả Trần Hưng Đạo, thời trẻ từng tư thông với công chúa Thiên Thành, vợ của Trung Thành vương, không những không bị vua nghiêm trị mà còn đem Thiên Thanh gả cho ông. Bởi vạy, mới có chuyện Trần Khánh Dư cũng chỉ bị vua cho đang 100 roi mà dặn nhỏ người đánh đánh sao cho không chết roiif tạm đuổi về Chí Linh bán than. Tình tiết thú vị này, trong vở tuồng, tác giả Sỹ Chức có sáng tạo rất hay là cho chính Trần Quốc Nghiễn đánh Khánh Dư và nhờ Nghiễn nhẹ tay mà Dư thoát chết để sau này trở thành dũng tướng tib cạy bậc nhất của cha mình. Đó là chuyện tình trường, còn chuyện chiến trường, Sỹ Chức cũng sáng tạo nên đội dân binh cảm tử của dân Cô Tô, những cảm tử quân trực tiếp thực hiện mưu kế táo bạo của Khánh Dư là lặn xuống sâu đục thủng đáng đắm thuyền giặc.
Tuy có phần ngôn tình là mối tình Khánh Dư – Thiên Thụy như nói trên, nhưng về cơ bản “Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư” vẫn là một vở tuồng sử thi về tinh thần “sát thát” chống xâm lược Tàu của nhân dân ta thời Trần. Ở khía cạnh này, đây là một vở sử thi khá hoành tráng nhắc lại ý chí bất khuất và chiến công rạng rỡ nhất trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc của dân tộc ta, một sự nhắc lại rất cần thiết khi Biển Đông đang dậy sóng.
Xem vở diễn này, điều thú vị nhất đối với tôi là Nhà hát đã cho dàn diễn viên gạo cội như các NSND Ánh Dương, Xuân Quý làm nền cho các nghệ sĩ trẻ tỏa sáng.. Riêng Ánh Dương trong vai Trần Khánh Dư đã làm rất tốt điều này, diễn rất ăn ý với hai tài năng trẻ Nguyễn Thị Quyên, Đúc Anh giúp họ thành công trong vai công chúa Thiên Thụy và nữ tướng Thùy Dung.
Điều tôi không thật thích ở vở này là việc mô tả kẻ thù vẫn theo một kiểu khá cũ, vẫn quá ồn ào khoa trương theo cách náo kịch. Đạo diễn, NSND Lê Tiến Thọ đã có những cố gắng đổi mới hình thức sân khấu, tạo ấn tượng mạnh về nhìn cho khán giả làm sân khấu luôn thay đổi khá vui mắt.
Tuy vậy, môt người nhuần nhuyễn về tính ước lệ của tuồng như ông mà học lớp trẻ “cơ khí hóa” hơi quá đà trang trí sân khấu với quá nhiều phông cảnh và bục bệ di động thay vì tập trung vào nghệ thuật biểu diễn của diễn viên thì không biết có nên không? Năm ngoái khi xem “Chàng Lía” của Nhà hát tuồng Đào Tấn, tôi cũng từng nêu câu hỏi này với NSND Hoài Huệ.
Đến với các liên hoan với tư cách một anh cả đỏ luôn là gánh nặng ghê gớm với Nhà hát tuồng VN. Tuy vậy đây là động cơ để họ tự vượt lên. Chúc mừng Giám đốc Phạm Ngọc Tuấn cùng tập thể nhà hát đã có hai vở diễn mới được đánh giá tốt tại liên hoan lần này…
Nguyễn Thế Khoa/VHVN