Xẻ núi khai quật mộ, chuyên gia tá hoả phát hiện ‘thú gác mộ ‘

15:38 | 12/10/2021

Trong lúc cho nổ một phần núi để tiến hành dự án xây dựng, các công nhân bất ngờ phát hiện một lăng mộ. Theo đó, các chuyên gia khảo cổ tới và tiến hành cuộc khai quật lăng mộ. Họ giật mình khi thấy “quái vật” bên trong.


Vào năm 1981, trong quá trình thi công dự án xây dựng, các công nhân ở Trung Quốc cho nổ một phần núi và vô tình phát hiện một lăng mộ. Vì vậy, họ nhanh chóng thông báo cho giới chức trách. Sau khi nhận được tin báo, đoàn khảo cổ tới hiện trường và tiến hành cuộc khai quật lăng mộ.
Khi tiến vào bên trong, một số người giật mình sợ hãi và bỏ chạy vì nhìn thấy “quái vật”. Tuy nhiên, khi bình tĩnh lại, nhóm chuyên gia tiến gần “quái vật” và quan sát xem đó thực chất là gì.
Sau khi quan sát tỉ mỉ, các chuyên gia phát hiện bên trong lăng mộ không hề có “quái vật”. Thứ mà mọi người nhìn thấy và sợ hãi là những bức tượng có hình giống quái vật. Người xưa thường gọi chúng là “thú gác mộ”.
Theo quan điểm của người xưa, “thú gác mộ” được đặt trong nơi yên nghỉ của người quá cố để bảo vệ chủ nhân ngôi mộ khỏi các thế lực tà ma quấy nhiễu.
Trong số các cổ vật được tìm thấy, các chuyên gia tìm được văn bia. Nhờ vậy, họ xác định được danh tính chủ nhân lăng mộ là vị tướng nhà Đường có tên là An Bồ và vợ.
Theo sử sách, An Bồ là tướng quân dưới trướng của vua Đột Quyết. Ông được mô tả là một người dũng mãnh, trí dũng song toàn. Con trai của An Bồ là An Kim Tàng ban đầu là một nhạc công và phụ trách nghi thức triều đình.
Về sau, An Kim Tàng trở thành thân tín của “tứ hoàng tử” Lý Đán nhằm giúp người này đăng cơ lên ngôi hoàng đế.
Thế nhưng, Lý Đán không thể trở thành hoàng đế nên đường công danh của An Kim Tàng không có khởi sắc.
Khi An Bồ qua đời, An Kim Tàng chôn cất cha trong lăng mộ trên núi. Về sau, mẹ của ông cũng được mai táng trong cùng lăng mộ với người cha.
Theo đó, một số đồ tùy táng như đồ gốm, sứ, vật dụng trong mộ cổ hé lộ vợ chồng An Bồ được chôn cất khá giản dị.

 T/h

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Lễ hội Đền Chính – Thuỷ Quốc Linh Từ

Lễ hội Đền Chính – Thuỷ Quốc Linh Từ

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH