Vĩnh Phúc gỡ “nút thắt” trong đầu tư, tu bổ hệ thống di tích lịch sử văn hóa

15:11 | 04/08/2023

Tỉnh Vĩnh Phúc vừa có Nghị quyết số 14 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư, tu bổ hệ thống di tích lịch sử văn hóa. Qua đó, tạo điểm mở cho đầu tư, tu bổ hệ thống di tích, nhằm thu hút du khách đến Vĩnh Phúc du lịch tâm linh.


Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 1.300 di tích, trong đó có 521 di tích được Nhà nước xếp hạng. Phần lớn các di tích là công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo như đình, đền, chùa, miếu, trong đó, các di tích thuộc loại kiến trúc chiếm số lượng lớn với các di tích tiêu biểu như đình Thổ Tang, tháp Bình Sơn, đình Hương Canh, đình Bích Chu, đền Phú Đa, đền Thính… cùng với các di tích có giá trị như khu di tích danh thắng Tây Thiên, di tích khảo cổ học Đồng Đậu, các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Các di tích này không những có giá trị tiêu biểu về phong cách nghệ thuật kiến trúc truyền thống, có ý nghĩa lịch sử trọng đại hoặc cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ mà còn chứa đựng cả một hệ thống cổ vật, di vật, các di sản văn hóa phi vật thể quý giá mang dấu ấn đặc trưng của đất và người Vĩnh Phúc.

Qua thời gian, dưới sự tác động của thời tiết và các tác nhân khác xâm hại, hầu hết các công trình kiến trúc đã bị xuống cấp. Hiện nay, có khoảng 100/521 di tích đã được xếp hạng là các di tích còn giữ nguyên hoặc một phần kiến trúc cổ.

Đền Đạm Nội, phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên – di tích xuống cấp nghiêm trọng mới được bổ sung đưa vào danh sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 14 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo báo cáo khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích trước khi ban hành Nghị quyết số 71, có 127 di tích đã xếp hạng trong tình trạng đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có 32/68 di tích quốc gia, quốc gia đặc biệt; còn lại 93/431 di tích cấp tỉnh xuống cấp mức độ từ 50-90%.

Từ năm 2011-2019, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư tu bổ đối với 51 di tích cấp quốc gia và 13 di tích xếp hạng cấp tỉnh với tổng số vốn 523,1 tỷ đồng; nguồn vốn xã hội hóa 291,2 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết số 71, có 63 di tích được hỗ trợ đầu tư, tu bổ, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích quốc gia, 33 di tích cấp tỉnh.

Tính đến tháng 9/2022, có 23/63 di tích đã triển khai thực hiện tu bổ theo nghị quyết. Tổng mức đầu tư đã thẩm định, phê duyệt dự kiến hơn 297 tỷ đồng; vốn đầu tư công ngân sách tỉnh là hơn 262 tỷ đồng; ngân sách huyện, xã hội hóa hơn 34 tỷ đồng và đã phân bổ vốn 21,8 tỷ đồng.

Nghị quyết số 71 ban hành và đi vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa; đáp ứng yêu cầu, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, đồng thuận.

Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, nguồn vốn được bố trí kịp thời, đầy đủ đối với các di tích đảm bảo thủ tục đầu tư theo quy định.

Tuy nhiên, việc đầu tư tu bổ di tích cấp tỉnh gặp khó khăn trong việc huy động kinh phí xã hội hóa (40%) để đối ứng, đến nay chỉ có 2/33 di tích huy động được nguồn xã hội hóa được phê duyệt dự án.

Đình Hiển Lễ, xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên, hiện đang xuống cấp trầm trọng

Điển hình như đình Hiển Lễ, xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên, phần xã hội hóa là 14,8 tỷ đồng nên thực tế rất khó khăn để huy động được sự đóng góp của nhân dân địa phương.

Đồng thời, hiện trạng một số di tích không còn phù hợp để thực hiện theo nghị quyết. Cụ thể, có 4 di tích đã hoàn thành công trình tu bổ bằng nguồn vốn xã hội hóa, 2 di tích đã được đồng ý về chủ trương lập dự án tu bổ bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Một số di tích không nằm trong danh mục thực hiện theo nghị quyết, nhưng hiện trạng xuống cấp nghiêm trọng có nhu cầu đề nghị bổ sung vào danh mục…

Giám đốc Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc Bùi Hồng Đô cho biết: “Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 71 của HĐND tỉnh, hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn vốn. Vì vậy, Nghị quyết số 14 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 71 ra đời đúng thời điểm để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tu bổ kịp thời sự xuống cấp của các di tích cũng như đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân”.

Hệ thống di tích được trùng tu, tôn tạo sẽ là điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc thu hút du khách về đây du lịch tâm linh trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Thanh Hoài – Thu Thủy

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/vinh-phuc-go-nut-that-trong-dau-tu-tu-bo-he-thong-di-tich-lich-su-van-hoa-post258997.html


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình