Vĩnh biệt ‘Đệ nhất danh cầm’ Nguyễn Phú Đẹ của ca trù Việt

20:35 | 22/03/2019

Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Phú Đẹ có nhiều đóng góp to lớn cho việc phục hưng ca trù và truyền dạy thế hệ kế cận. Ông có phong cách chơi đàn rất độc đáo: ngẫu hứng, tự do và rất sáng tạo.


“Đệ nhất danh cầm” Nguyễn Phú Đẹ (phải) đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phục hưng ca trù. (Ảnh: TTXVN)

Theo thông tin từ gia đình, nghệ nhân đàn đáy Nguyễn Phú Đẹ đã qua đời lúc 12 giờ 50 hôm nay (22/3), hưởng thọ 97 tuổi.

Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Phú Đẹ được mệnh danh là “đệ nhất danh cầm” bởi phong cách chơi đàn độc đáo. Hơn nữa, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ là một trong số ít những người biết và gìn giữ được lối chơi đàn cổ trong ca trù.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ sinh năm 1923 tại huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) trong một gia đình có truyền thống đàn hát (năm đời đều là ca nương, kép đàn nổi tiếng trong vùng). Từ năm 10 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đã được cha và ông nội truyền dạy đàn và sớm trở thành một kép đàn giỏi của giáo phường, theo gánh hát đi biểu diễn ở nhiều nơi.

Tuy nhiên, do những biến cố lịch sử, nghệ thuật ca trù trải qua nhiều thăng trầm, có thời kỳ bị mai một. Đến năm khoảng năm 2005, khi ca trù được phục hưng, khẳng định giá trị, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ trở lại biểu diễn, tham gia tích cực vào việc phục hưng ca trù, truyền dạy thế hệ kế cận.

Đặc biệt, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đã cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa phục dựng nhiều hình thức trình diễn của ca trù như hát cửa đình.

Theo giáo sư-tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gain Việt Nam, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ có phong cách chơi đàn rất độc đáo: ngẫu hứng, tự do và rất sáng tạo.

Năm 2005, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đã giành được huy chương vàng tại Liên hoan Ca trù toàn quốc. Với những đóng góp to lớn cho việc phục hưng và phát triển ca trù, năm 2006, ông Nguyễn Phú Đẹ được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Mới đây, theo Quyết định số 356/QĐ-CTN (ngày 8/3/2019) của Chủ tịch nước, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ cùng 61 nghệ nhân khác được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân. Đây là đợt phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân đầu tiên cho các cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc./.

 

 Theo Vietnam+

Video hay

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”