Việt Nam – OMA: Bài học quý báu cho trận lượt về

23:20 | 16/10/2021

Mặc dù dẫn bàn trước nhưng chung cuộc Việt Nam vẫn để thua với tỷ số 1-3 trước đối thủ OMA. Đây là một trận cầu thứ 4 của vòng loại cuối cùng Worldcup 2022, với kỳ vọng có điểm của đội tuyển Việt Nam. Nhưng với việc 2 tình huống phạt đền cùng độ “quái” trong lối chơi của đội tuyển OMA, Việt Nam vẫn chưa có được điểm nào cho đến thời điểm hiện tại.

Khác với các trận đấu trước, ngay từ đầu HLV Park Hang-Seo đã sử dụng chiến thuật công thủ toàn diện, tạo ra trận cầu đôi công mãn nhãn người xem. Đền đáp cho những nỗ lực ngay phút 39 của hiệp một, Tấn Tài đã có pha chuồi bóng tinh tế, sút bóng bật tay thủ môn đội OMA và Tiến Linh là người dứt điểm mang về lợi thế dẫn bàn cho đội Việt Nam. Nhưng chúng ta chỉ giữ lợi thế chưa đầy 6 phút, độ quái sút phạt của OMA và thiếu ăn ý của hàng thủ Việt Nam đã giúp Al-Sabhi móc bóng ghi bàn san bằng tỷ số 1-1.

Sang đến hiệp hai, việc tận dụng chiến dịch “ruồi bu” siêu dị Al-Khaldi của OMA đã giúp họ nâng tỷ số lên 2-1.

Tiếp đến, phút 61 của trận đấu, với pha phạm lỗi của Duy Mạnh, OMA hưởng quả phạt đền thứ hai trong trận đấu và lần này Salah Al-Yahyaei đã sút phạt thành công nâng tỷ số lên 3-1 cho Oma và cũng là tỷ số chung cuộc của trận đấu.

Trong bóng đá, đẳng cấp cầu thủ, chiến thuật của HLV…thậm chí là yếu tố may mắn đều mang tính quyết định cho kết quả trận đấu. Nhưng đáng nói trong trận cầu OMA – Việt Nam, với hai lần bị phạt đền trong tình huống phạm lỗi của Hồ Tấn Tài (phút 13) và Duy Mạnh (phút 59) đều với lý do “va tay vào mặt”. Có rất nhiều bình luận phản ứng với trọng tài, phản ứng với công nghệ Var, nhưng thực tế với việc sử dụng chiến lược “ruồi bu” của OMA, các cầu thủ họ không cho thủ môn Quang Toản có cả chỗ đứng, mà họ không bị phạt?

Tình huống gây tranh cãi trong trận đối đầu với OMA

Qua đây, chúng ta nên nhìn nhận một cách thực tế, phải chăng đội tuyển Việt Nam đang lúng túng với các giải đấu quốc tế với việc điều khiển trận đấu bằng công nghệ hiện đại? Các pha phạm lỗi có thể là tiểu xảo, cũng có thể là bất khả kháng, nhưng ở các giải đấu trong nước các trọng tài có thể bỏ qua. Còn trong giải đấu quốc tế các lỗi thường được các trọng tài bắt chặt hơn, thiên hướng áp dụng đúng luật tạo sự công bằng cho các đội.

Trận đấu này thực sự là bài học quý giá cho đội tuyển Việt Nam xác định tinh thần và chiến lược thi đấu sau này.

Chính vì vậy, chính chúng ta phải tự rút ra những bài học, kinh nghiệm trên các giải đấu lớn để thực hiện việc nâng tầm các cầu thủ, không chỉ ở trình độ kỷ thuật, thể lực… mà ngay cả vấn đề xử lý tình huống trong các trận đấu.

Hiện tại, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình đã và đang được nâng cấp, sửa chữa, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm phục vụ vòng loại Worldcup 2022 cũng là một lợi thế cho Việt Nam. Chúng ta phải bắt đầu từ công tác đào tạo trẻ, đào tạo trọng tài, khắt khe đúng luật quốc tế trong các giải đấu trong nước. Tránh thói quen “phạm lỗi”, yêu cầu trọng tài nhìn cả “tình” và “lý” trong một trận đấu.

Tiến Vũ

 


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?