Vị sư huynh nào của Triệu Vân có thể hai lần đánh bại Quan Vũ, đánh bại cả Tôn Quyền?

14:56 | 31/08/2022

Vào cuối thời Đông Hán, Lưu Biểu được triều đình sắc phong làm Kinh Châu Mục, dù cát cứ một phương, chiếm giữ một vùng đất trọng yếu chiến lược và trù phú, nhưng bản thân ông muốn tự chấn thủ, mà không có chí tứ phương, chú định không thể trở thành anh hùng thời loạn thế.


Danh tướng đánh bại cả Quan Vũ và Tôn Quyền – Ảnh: NTDVN tổng hợp

Gia Cát Lượng cũng bình luận về ông rằng “không thể giữ được vị trí làm chủ”, khuyến khích Lưu Bị chiếm cứ yếu địa Kinh Châu, cho nên có thể thấy năng lực yếu kém của gia tộc Lưu Biểu. Nhưng dù Lưu Bị hùng cường cũng không thể hoàn toàn chiếm cứ Kinh Châu, cuối cùng Kinh Châu trở thành nơi ba nước Ngụy Thục Ngô tranh giành.

Tào Tháo sau khi thống nhất phương Bắc, không ngừng chỉnh đốn quân binh, chuẩn bị chiến tranh, đưa quân về phía nam, thống nhất giang sơn. Trên đường quân Tào xuống phương nam, Lưu Biểu chết vì tuổi già sức yếu, con trai là Lưu Tông kế nhiệm chức Kinh Châu mục.

Lưu Tông không dám đối kháng với Tào Tháo nên đã quy hàng Tào Tháo, thuộc cấp Văn Sính cũng theo đó quy thuận, được phong làm Thái thú Giang Hạ, trở thành một viên đại tướng của Tào Tháo. Kỳ thật, Văn Sính không phải là người nổi tiếng trong truyện Tam Quốc, chỉ xuất hiện một vài lần trong “Tam Quốc chí”, nhưng ông cũng là một danh tướng không kém gì sư đệ Triệu Vân.

Sử sách ghi chép lại, ông cũng là nhị sư huynh của Triệu Vân, Văn Sính và Triệu Vân đều là những đệ tử trứ danh về thương pháp của Đồng Uyên, ngoài hai người họ, còn có đại sư huynh Trương Nhậm. Trương Nhậm này từng làm thủ hạ của Lưu Chương, Lưu Bị suýt chút nữa bị ông giết, sau đó bị bắt và chém đầu khi thất bại trong trận Nhạn Kiều.

Trước tiên không xét đến việc Văn Sính có phải là sư huynh của Triệu Vân hay không, những thành tựu to lớn của riêng Văn Sính cũng đủ để các thế hệ sau ca tụng ông. Ông văn võ song toàn, tài hoa hơn người, trung nghĩa chính trực, sau khi Lưu Tông quy thuận Tào Tháo thì ông rất được Tào Tháo tin cậy.

Khi đó, rất nhiều môn hạ cũ của Lưu Biểu tỏ ra sùng bái Tào Tháo để được trọng dụng, nhưng Văn Sính không lấy lòng Tào Tháo. Về sau, Tào Tháo chủ động tiếp kiến ông, hỏi ông vì sao không đến để lấy lòng Tào Tháo.

Văn Sính đáp: “Ta không giữ được bờ cõi, xấu hổ khi gặp người đời.” Những lời này khiến Tào Tháo hết sức khen ngợi, nói rằng: “Trọng Nghiệp, khanh cũng là một tướng sĩ trung thành”. Mặc dù là tướng đầu hàng, nhưng ông vẫn được Tào Tháo trọng dụng, chức vị hiện tại so với trước khi đầu hàng còn cao hơn.

Để báo đáp Tào Tháo, Văn Sính đã không cho bất cứ ai đi qua khi ông canh giữ Giang Hạ, ngay cả Võ Thánh Quan Vũ cũng bị ông đánh lui. Trong lịch sử, Văn Sính có ba thành tích trứ danh, hai trong số đó là đánh bại Quan Vũ lừng danh thiên hạ, và một là đánh bại lãnh chúa Giang Đông lúc bấy giờ là Tôn Quyền. Vào năm Kiến An thứ mười tám, Văn Sính và Nhạc Tiến đại chiến với Quan Vũ ở Tầm Khẩu và đánh bại Quan Vũ.

Văn Sính nhờ đó mà lập được đại công, được phong danh hiệu Diên Thọ Đình Hầu, và còn được phong làm tướng quân thủ thành. Về sau Văn Sính không làm tướng thủ thành nữa, mà cầm binh chủ động tiến quân, từng ở Hán Tân tấn công Quan Vũ, đột nhập vào Kinh Châu, phóng hoả đốt cháy hàng loạt chiến thuyền, chiếm giữ đồ quân nhu.

Cũng chính là sau trận chiến này, Quan Vũ chủ quan để mất Kinh Châu, từ đó Văn Sính ở Kinh Châu đối đầu với Tôn Quyền của Đông Ngô. Năm Hoàng Sơ thứ 3, Tôn Quyền dẫn hàng vạn quân xuống phía nam, trong khi Văn Sính chỉ có vài vạn quân, thể nhưng ông vẫn khiến quân Tôn Quyền đại bại, rút về Đông Ngô. Sau trận chiến này, Văn Sính được phong làm Tân dã hầu.

Xét về chiến đấu tay đôi, thì Văn Sính có thể không được xếp vào tốp mười trong các danh tướng thời Tam Quốc, nhưng bàn về thống quân đánh trận thì Văn Sính là danh tướng bậc nhất thời Tam Quốc. “Tam quốc chí” bình luận rằng Văn Sính ở Giang Hạ mấy chục năm có ân uy, danh chấn địch quốc, kẻ địch không dám xâm chiếm.

Điều này cho thấy con mắt nhìn người tinh tường của Tào Tháo, cũng là minh chứng cho thấy Văn Sính là đại tướng năng chinh thiện chiến. Nhà Tào Ngụy chia thực ấp của ông và phong cho con ông là Văn Đại làm Liệt hầu và ban cho cháu họ của ông là Văn Hậu tước Quan nội hầu. Sau khi Văn Sính qua đời, được ban thuỵ là Tráng hầu.

 

Theo NTDVN (Lam Sơn)

Video hay


Cùng chuyên mục

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

Cửa hàng Dân sinh triệu nụ cười Hải phòng – tiếp nối những yêu thương

Cửa hàng Dân sinh triệu nụ cười Hải phòng – tiếp nối những yêu thương

Công ty TNHH MTV Web Cộng Đồng Việt Nam – Nơi công nghệ kết nối với thành công

Công ty TNHH MTV Web Cộng Đồng Việt Nam – Nơi công nghệ kết nối với thành công

Thành phố Đồng Hới đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thành phố Đồng Hới đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Đưa phòng khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn – Biên Hoà vào hoạt động

Đưa phòng khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn – Biên Hoà vào hoạt động