Vì sao Tôn Sách kiêu dũng nhất nhì thời Tam Quốc đột tử khi mới 25 tuổi?

11:24 | 19/02/2021

Tôn Sách được đánh giá là thiếu niên hào kiệt, mệnh danh là Giang Đông Tiểu Bá Vương. Chỉ với 1000 người ngựa ban đầu, ông đã xây dựng nên một dải Giang Nam hùng mạnh. Thế nhưng, người anh hùng ấy, chỉ vì một sai lầm đáng tiếc đã phải trả giá bằng cả mạng sống của chính mình… 


Câu chuyện này có liên quan tới một đạo nhân tên Vu Cát, người đã khiến cho Tôn Sách mất ăn mất ngủ rồi chết trong uất hận.

Thần nhân dùng “phép” tế thế cứu người

Vu Cát là một phương sĩ ở Lang Nha (nay ở phía Bắc của Lâm Cân, tỉnh Sơn Đông) sáng tác một quyển “Thần thư” gồm 170 quyển. Một đệ tử của Vu Cát đã dâng sách này cho vua Hán Thuận Đế (tại vị 126 – 144). “Thần thư” được xem là kinh điển tối yếu trong giai đoạn ban đầu hình thành Đạo giáo, quyển Đạo kinh này bàn về phụng thờ trời đất, thuận theo âm dương ngũ hành, tảo trừ đại loạn, giúp thiên hạ thái bình, sách còn bàn sự hưng phế của quốc gia, phương pháp dưỡng sinh, cách tu luyện thành Thần tiên, bùa chú… Triều đình cho rằng đây là sách ‘tà đạo’ nên tịch thu. Theo “Tam Quốc Chí”, Vu Cát đến đất Cối và Ngô (nay là huyện Cối Kê của Chiết Giang và huyện Ngô của Giang Tô) lập tinh xá đốt hương đọc Đạo thư, chế tạo nước phép để trị bệnh cho dân chúng, và làm rất nhiều việc tốt giúp người dân Ngô Hội.

Tôn Sách giết nhầm Thần nhân, nhận quả báo chết thảm

Cũng vào thuở đó, Tôn Sách binh hùng tướng mạnh trấn giữ một cõi Giang Ðông. Tôn Sách từng dâng biểu lên triều đình xin giữ chức Đại Tư Mã nhưng bị Tào Tháo chối từ. Sách giận nên định cử binh đánh Tào. Lúc đó Thái Thú Ngô Quận là Hứa Công định báo tin cho Tào Tháo biết, nào ngờ sứ giả bị quân Tôn Sách bắt được. Sách cho chém Hứa Công.

Thủ hạ Hứa Công có ba người từ đó thề báo thù cho chủ. Một hôm, Tôn Sách đi săn hươu, bị ba tên đó mai phục bắn một mũi tên vào gò má. Tôn Sách rút được tên ra rồi xông lại chém hết thích khách, quân sĩ xem mặt biết là bọn thủ hạ của Hứa Công. Tôn Sách về, có mời học trò của Hoa Ðà tới chữa bệnh cho mình.

Thầy thuốc nói mũi tên có tẩm thuốc độc, phải tĩnh dưỡng lâu ngày mới khỏi. Còn nếu cứ tức giận thì khó mà qua khỏi. Tôn Sách bình sinh làm gì là muốn làm ngay, nay nghe vậy thì bực lắm. Sau đó có Trần Chấn tới, dâng thư của Viên Thiệu muốn hiệp lực đánh Tào. Tôn Sách liền họp tướng sĩ bàn chuyện xuất quân.

Trong lúc đang bàn bạc, bỗng thấy mọi người rỉ tai nói nhỏ với nhau rồi lần lượt xuống lầu. Tôn Sách hỏi có việc gì vậy thì tả hữu thưa vì có Vu Cát Chân nhân đi qua nên mọi người xuống lạy mừng. Tôn Sách liền tựa lan can nhìn xuống, thấy một đạo sĩ mặc áo choàng trắng, xách cây gậy đứng bên đường, còn mọi người thì thi nhau đốt hương quỳ lạy.

Tôn Sách bất bình nạt lớn: “Loài yêu đạo mê hoặc nhân dân”. Rồi truyền quân giải Vu Cát tới. Tôn Sách mắng Vu Cát: “Mi dùng tà đạo mê hoặc lòng dân, tội đáng chết!” Vu Cát nói: “Bần đạo hái thuốc, chữa trị cho dân, lễ vật không lấy, sao lại bảo làm mê hoặc?”.

Tôn Sách hỏi lại: “Không lấy của dân, vậy chớ áo mặc đó ở đâu ra?” Nói rồi toan chém. Các quan hết lòng can gián, Tôn Sách truyền hãy giam Vu Cát vào ngục. Tôn Sách bình sinh có tài thao lược, trí dũng đều giỏi, được mệnh danh là Tiểu Bá Vương, uy danh hiển hách. Và cũng chính vì cái ‘uy danh hiển hách’ này, khiến cho Tôn Sách không phục Vu Cát, nghĩ rằng mình là chúa Giang Đông thì mọi người phải quy phục mình, nào ngờ còn có người mà bách tính thiên hạ còn trọng ‘hơn mình’, nên bèn nổi tâm ganh ghét. Đó chính là nguyên nhân khiến cho bậc anh tài này bắt đầu những hành động sai lầm.

Tôn Sách về dinh, mẫu thân là Ngô Thái Phu nhân tới bảo rằng: “Mẹ nghe nói con cầm tù Vu Cát. Vị đó được coi như Thần nhân giáng hạ, chữa bệnh cho dân chúng, con đừng làm vậy mà mất nhân tâm”.

Tôn Sách thưa: “Nó dùng yêu thuật mà mị dân nên con phải trừ mới được.” Mẫu thân lại khuyên giải nữa. Cũng may là Sách rất hiếu kính cha mẹ. Vì vậy mẹ ông cũng là người duy nhất có thể khiến ông ngồi nghe, và cũng qua đó khiến ông dần dần hiểu ra được một chút đạo nghĩa. Hôm sau, Tôn Sách truyền dẫn Vu Cát vào, nguyên tên cai ngục không đeo gông cho Vu Cát ở trong nhà giam, khi nào bị kêu ra thì mới lấy gông tra vào cổ Vu Cát. Có người mách lại Tôn Sách, khiến ông lại nổi máu ganh ghét, cho rằng một tên lính mà còn coi trọng lão già này như vậy, thật chẳng coi Sách ra gì. Tôn Sách truyền đánh tên cai ngục mấy chục trượng rồi bắt xiềng chặt Vu Cát lại.

Các quan lại thấy vậy bèn rủ nhau ký tên vào một tờ bảo lãnh dâng lên Tôn Sách. Sách xem qua tên các quan rồi nói: “Các quan đều là kẻ có học thức mà sao lại tin ‘tà đạo’ thế này! Ngày xưa Trương Tân xuất quân đều bắt lấy bao đỏ bịt đầu để Thần thánh trợ oai mà sau vẫn bị chết. Việc đó cũng đủ thức tỉnh mọi người. Nay ta trừ Vu Cát là trừ mê tín trong nhân dân, sao lại cứ ngăn cản ta?”.

Minh họa Vu Cát trong phim Tam Quốc diễn nghĩa 1996.

Tôn Sách lần này lại chỉ thấy một mà không thấy hai. Việc thắng thua trong binh gia là việc thường tình, từ xưa tới nay có ai nói cứ cầu khấn Thần linh là ắt sẽ được chiến thắng sao? Con người vẫn mãi chỉ là con người, không thể nào hiểu được tư tưởng của các bậc Thần tiên. Những vị Thần đã “thoát cõi hồng trần”, cảnh giới tư tưởng đã hoà nhập cùng vũ trụ, họ nhìn thấy được chân tướng của sự vật, của nhân duyên, của nhân quả, của thành bại con người…

Sự hiện diện của họ là để con người tin nơi điều tốt, điều thiện, vun bồi đạo đức để đạt đến những cảnh giới giác ngộ cao như họ, bảo trợ những người tu luyện chân tu của các tôn giáo, của những người tầm sư học đạo, chứ đâu có phải vì để giúp con người đạt được một mục tiêu tầm thường nào đó nơi người thường mà hành động? Lẽ nào chỉ một chút xôi thịt, một vài nén nhang, những thứ mà cúng rồi lại quay trở về với người cúng, lại có thể làm “động lòng” thần tiên được? Đó là lối nghĩ ngu muội của con người, hoàn toàn khác xa tư tưởng của Thần. Tôn Sách cũng vậy, ông là anh hùng trong cõi người thường, nhưng cũng chỉ là một người thường mà thôi, lại thêm mang theo tâm ganh ghét đố kỵ đã khiến ông không còn minh mẫn phân biệt đúng sai mà nói ra câu như vậy.

Lữ Phạm thưa: “Vu Cát có tài đảo võ, bây giờ hạn hán, nếu y làm được thì đủ cho chuộc tội.” Tôn Sách đành phải nghe theo. Lúc đó dân chúng xúm lại để coi. Vu Cát nói: “Ta cầu mưa có được thì tính mạng ta cũng không an!”. Nói rồi Vu Cát tự trói mình mà quỳ dưới trời đang nắng. Ðến giờ ngọ, gió thời vi vu, mây đen vần vũ.

Tôn Sách chờ tới đó thì mắng rằng: “Ðúng ngọ mà mây thì có, mưa thì không, đúng là yêu đạo!” Rồi khiến quân bỏ Vu Cát vào đống củi đã nhóm lửa sẵn. Lửa cháy bốc lên, một đường khói xẹt lên không, có tiếng nổ vang rồi thì mưa xuống như trút. Vu Cát vẫn nằm yên trên đống củi đã tắt, các quan đỡ Vu Cát xuống rồi một lượt thảy đều quỳ xuống giữa bãi sình lầy rồi xưng tụng Vu Cát, không kể gì áo bào mũ mão lấm lem bê bết.

Điều này đã cho thấy, Vu Cát đúng là bậc cao nhân, nhờ tu luyện tâm tính mà có được thần thông, có thể hô mưa gọi gió, giúp đỡ bá tánh, chứ không phải để vun vén cho mình, nhà cao cửa rộng, hưởng thụ vinh hoa. Điều này mọi người đều thấy, mọi người đều biết, ấy vậy mà chỉ có một mình cá nhân Sách là ‘không thấy’, là ‘không biết’.

Tôn Sách thấy cảnh tình như vậy càng thêm bất mãn mà rằng: “Mưa hay không là do Trời sinh ra, sao các ngươi quá tin làm vậy?” Vậy tại sao nó lại trùng hợp như thế? Bao nhiêu người có thể tự tin là trời sẽ mưa đúng lúc mà mình muốn? Hay chỉ là nhờ vào may rủi là cùng? Ngày nay đến dự báo thời tiết ‘hiện đại’ như vậy mà còn lúc đúng lúc sai, chứ nói gì đến thời khắc quan trọng như thế. Trong thời Tam Quốc, người duy nhất có thể làm được chính xác như vậy, chỉ có Gia Cát Lượng, lúc ông lập đàn cầu gió Đông Nam trong trận Xích Bích huyền thoại, mà ông thì cũng là người tu Đạo chứ chẳng phải người thường.

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 1996.

Và tại sao một người đứng giữa sự sống và cái chết như Vu Cát lại có thể biết trước rằng ông có hô mưa gọi gió cũng khó tránh khỏi họa sát thân, và dù sắp bị đầu rơi máu chảy mà ông vẫn có thể “nằm yên trên đống củi đã tắt” chứ không run rẩy, khóc lóc, van xin…? Đó chính là người đã thấu hiểu mệnh Trời, biết rõ tới lúc cần rời cõi hồng trần, nên an nhiên tĩnh tại, thuận theo Thiên số, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Quả nhiên, Sách mặc cho các quan lật đật van xin, rút gươm chém một nhát, Vu Cát đầu rơi xuống đất. Sau đó Tôn Sách lại sai thuộc hạ bỏ xác Vu Cát giữa chợ mà răn người mê tín dị đoan.

Từ một hành động sai lầm như vậy, Sách bắt đầu những tháng ngày “nhân quả” của mình. Sáng hôm sau, quân vào báo xác Vu Cát đã biến mất đâu rồi. Cùng lúc Tôn Sách nhìn ra cổng thấy có một người đúng là Vu Cát. Tôn Sách toan chém thì xây xẩm mặt mày, té lăn xuống đất.

Ngô Thái phu nhân hay tin cho rằng con mình giết phải Thần tiên nên mới bị như vậy. Tôn Sách tỉnh lại thưa cùng Phu nhân: “Con theo thân phụ xông pha trận mạc từ nhỏ, làm gì có chuyện yêu quái. Ý con chỉ muốn trừ họa cho dân mà thôi”. Phu nhân sau đó buồn bực lui ra. Canh ba đêm đó, Tôn Sách nghỉ ngơi trong trướng, thấy thấp thoáng ở dưới đèn, nhìn ra lại là Vu Cát. Tôn Sách hét lớn: “Bình sinh ta rất ghét ma quỷ, sao nguơi dám bén mảng tới hoài!”. Đến lúc này Tôn Sách vẫn tin rằng không có chuyện Thần tiên, mà chỉ có ma quỷ. Rồi phóng gươm vào Vu Cát, Vu Cát lại biến mất.

Vì có hiếu với mẹ, Tôn Sách tuy đau nặng vẫn gắng gượng ra vẻ mạnh mà tới hầu Phu nhân. Phu nhân hết lòng bảo rằng: “Con giết oan nên người ta báo oán, vậy mẹ đã đặt lễ tại Ngọc Thanh Quán, con phải tới đó lễ mà cầu an”. Tôn Sách không dám trái lệnh, tới nơi, đạo sĩ mời đốt hương. Tôn Sách đốt, nhưng không chịu lạy, bỗng đám khói tỏa lên có hình nhà lầu, Vu Cát ngồi ở trên. Tôn Sách bỏ đi ra, tới cổng lại có Vu Cát chặn lại.

Tôn Sách phóng gươm trúng ngay Vu Cát, khi nhìn lại thì ra là tên lính đã thừa lệnh bắt Vu Cát ngày trước, đó cũng chính là nhân quả báo ứng cho những kẻ tiếp tay sát hại người hiền. Sách cho chôn cất tử tế, lại nói: “Nơi này có yêu quỷ tá túc, còn để làm chi, rồi truyền đạo sĩ phải dọn ra, rồi cho phóng hỏa đốt”.

Lửa cháy thì lại thấy có hình ảnh Vu Cát đứng ngồi bên trong, về tới dinh cũng thấy Vu Cát bên cổng, Tôn Sách liền ở trại ngoài thành. Ðêm ấy Tôn Sách lại thấy Vu Cát hiện lên trong trại khiến Sách tá hỏa quát mắng ầm ầm. Ngô phu nhân thấy hình dạng Tôn Sách trở nên tiều tụy thì âu lo lắm, Tôn Sách khuyên giải mẹ là sống chết có số, yêu quỷ làm gì được.

Vừa nói xong thì Vu Cát lại hiện ra, Tôn Sách hét lên một tiếng, vết thương – bị trúng tên khi trước nơi má Sách – lúc này xé rách, máu tuôn dầm dề, Tôn Sách lăn ra bất tỉnh. Hồi lâu tỉnh lại, Tôn Sách than rằng: “Ta chắc chẳng còn sống được bao lâu”. Bèn gọi em ruột là Tôn Quyền và Trương Chiêu vào mà trăng trối. Sau đó Tôn Sách qua đời.

Bài học đắt giá từ chuyện coi khinh Thần tiên và người tu Đạo của Tôn Sách

Thật đáng tiếc thay, Tôn Sách, chỉ vì 2 điều là: tâm ganh tỵ và không tin thần Phật mà nhận quả báo phải chết khi còn rất trẻ. Nói về tâm ganh tỵ thì như đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy, thường thì những người có bản sự, oai vọng cao trong xã hội, sẽ rất dễ đố kỵ với những người tài giỏi hơn mình. Đó là một nét đặc điểm nổi bật của người Châu Á, mà rất ít thấy ở người Tây Phương.

Tất cả người dân Giang Đông, từ văn võ bá quan, những người có học thức cao, cho đến cả mẹ ông – Ngô Thái phu nhân, rồi dân chúng muôn nơi đều khâm phục đạo hạnh của vị Đạo sĩ này. Họ đều có một cuộc sống vui vẻ, hoà thuận, tín ngưỡng Thần linh, nhận nhiều phúc báo. Trong khi đó chỉ có một mình Sách là hành xử lỗ mãng, xuất phát từ ‘niềm tin’ cố chấp sai lầm mà chuốc lấy một cái chết không ai mong muốn, ‘chết một cách từ từ’, chết dần dần qua nhiều lần hoảng sợ rồi mới ra đi…

Trong lịch sử có nhiều người cũng như Sách, không tin thần linh, ghen ghét tật đố, mà chuốc lấy kết quả bi thảm. Điển hình nhất vào thời hiện đại, cũng tại Trung Quốc, có Giang Trạch Dân. Năm 1999, do đố kỵ tật đố với môn tu luyện tinh thần an hoà – Pháp Luân Công [Pháp Luân Đại Pháp], vì số lượng người tốt học theo môn này đã đạt tới con số 100 triệu người kể từ khi khai truyền năm 1992, Giang Trạch Dân đã mờ mắt ra lệnh đàn môn tu luyện này. Và luật nhân quả chẳng bao giờ sai, cái ác chỉ có thể ‘chiến thắng’ nhất thời, chứ không bao giờ là mãi mãi. Sau năm 2004 trở đi, thế giới đã có cái nhìn khác về Giang Trạch Dân, họ đã dần nhận ra bộ mặt giả dối tàn độc của nhà độc tài này, lần lượt phanh phui các thủ đoạn bức hại chính tín như địa ngục, giữa xã hội hiện đại ngày nay.

Việc buôn bán nội tạng người khi đang còn sống hiện vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc, trong số những nạn nhân của tội ác rùng rợn này có cả các nạn nhân là Học viên Pháp Luân Đại Pháp bị chính quyền Trung Quốc bức hại, tội ác vô nhân tính này bị cả thế giới lên án. Ông Tập Cận Bình sau khi nên nắm quyền, đã mượn cớ ‘chống tham nhũng’ để ‘đả hổ đập ruồi’, tiêu diệt phe cánh của Giang Trạch Dân cài cắm trong nội bộ ĐCS Trung Quốc từ trước tới nay, và không còn xa nữa, ngày Giang Trạch Dân đền tội, đền mạng vì tâm đố kỵ và tư tưởng khinh mạn Thần linh của mình đã đến.

 

Theo ĐKN

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu