Vì sao du lịch Việt thu hút nhiều khách Hàn, ‘áp đảo’ khách Trung Quốc

0:37 | 14/01/2019

Bất ngờ với hiện tượng du khách Hàn Quốc tới Việt Nam tăng “áp đảo” khách Trung Quốc, tờ SCMP Hồng Kông đã tìm hiểu nguyên nhân, ký giả Crystal Tai đã đưa ra một số lý giải chính cho hiện tượng này.


Ảnh chụp ngày 31/7/2018, du khách đi bộ dọc theo cây Cầu Vàng “Golden Bridge” tại Bà Nà Hills, Đà Nẵng. Cây cầu trong lòng 2 bàn tay khổng lồ bằng bê tông, nép mình trong những ngọn đồi của miền Trung Việt Nam. (Ảnh: LINH PHAM/AFP/Getty Images)

Việt Nam từng được biết đến như một thiên đường cho “du lịch ba lô”, bởi nơi đây có văn hóa ẩm thực sôi động, một loạt các di sản đầy màu sắc và phong cảnh ngoạn mục. Vô số lựa chọn cho những “kẻ phiêu lưu” với một ngân sách nhất định.

Nhưng điều này đang bắt đầu đổi thay. Các thị trấn vùng biển im lìm một thời nay đang chuyển mình thành các khu nghỉ mát 5 sao. Đường phố các tỉnh thành từng có nhiều nhà trọ và “homestay” đang được thay thế bằng các điểm mua sắm đa dạng hoặc các tổ hợp khách sạn.

Ngành du lịch và công nghiệp khách sạn Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng trong vài năm qua. Bên cạnh các điểm nóng quốc tế theo xu hướng như Iceland và Mông Cổ, trong năm 2017, Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hợp Quốc xác định là 1 trong 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Đệ nhất Phu nhân Kim Jung-sook tới khách sạn Marriott tại Hà Nội, Việt Nam hôm thứ Năm, ngày 22/3/2018. (Ảnh: Yonhap)

Nửa đầu năm 2018, Việt Nam đã chào đón 8 triệu khách quốc tế, tăng 27,2% so với năm trước. Tổng doanh thu du lịch ước tính 312 nghìn tỷ VND (13,5 tỷ USD), cao hơn 22,5% so với nửa đầu năm 2017. Sự tăng trưởng này đã được thúc đẩy bởi một hiện tượng gia tăng đột biến du khách Hàn Quốc.

Năm ngoái, du khách từ Trung Quốc đại lục đến Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất, với 3,4 triệu lượt khách. Hàn Quốc theo sát nút với 3,16 triệu – tăng 46,5% so với năm trước, SCMP trích dẫn dữ liệu từ truyền thông Việt Nam.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thưởng thức món phở Việt Nam tại một nhà hàng bình thường tại Hà Nội, Việt Nam, hôm thứ Bảy tháng 3/2018. (Ảnh: Yonhap)

Các chuyến bay từ Việt Nam đến Hàn Quốc chiếm đáng kể với 44% lưu lượng bay ra nước ngoài của nước này trong năm 2018. So với Trung Quốc, các chuyến bay chiếm 14,8% trong cùng năm, theo website dữ liệu các chuyến bay OAG Schedules Analyser.

Các hãng hàng không Hàn Quốc, Asiana và Jeju Air đã bắt đầu cung cấp các chuyến bay hàng ngày giữa Busan và Đà Nẵng, tăng công suất đường bay lên 86%.

Đà Nẵng, được biết đến với các khu nghỉ mát và những bãi biển nguyên sơ, đã trở thành điểm đến nước ngoài hàng đầu của người Hàn Quốc vào mùa hè năm ngoái, theo trang web thương mại điện tử Hàn Quốc Ticket Monster.

Nhiều khách Hàn bay thẳng tuyến Hội An, một thị trấn nghỉ mát cách Đà Nẵng khoảng 30km. Theo báo cáo của Việt Nam, hơn 240.000 người Hàn Quốc đã đến thăm Hội An vào năm ngoái, tăng 70% so với năm 2016. Hiện tại khách Hàn Quốc áp đảo hơn 200.000 du khách Trung Quốc đại lục đến hàng năm.

“Phía bắc đảo Phú Quốc chuyên phục vụ cho những khách Hàn Quốc, với các khu nghỉ dưỡng được xây dựng dành riêng cho thị trường này. Hầu hết những người Hàn Quốc không rời khu nghỉ dưỡng của họ, nơi được trang bị với một trung tâm y tế và sân golf”,  theo Diane Lee, một người dạy tiếng Anh cho sinh viên Hàn Quốc tại Hà Nội cho hay.

Một nữ du khách Hàn Quốc tới Bảo tàng Mỹ Thuật và chụp ảnh lưu niệm trong chiếc áo dài Việt Nam. (Ảnh: Ji_wony/ Instagram)

Năm ngoái, anh Yoo Hyong-rok đã có chuyến đi ra khỏi Hàn Quốc lần đầu tiên. Anh lớn lên tại Seoul và gia đình anh sẽ tới thăm đảo Jeju cho những kỳ nghỉ, nhưng du lịch nước ngoài không bao giờ là một lựa chọn.

Từ những năm 1960 đến cuối 1980, người Hàn Quốc không được phép đi lại dự do và hộ chiếu chỉ được cấp cho những trường hợp đặc biệt. Sau khi nước này dân chủ hóa vào năm 1988, du lịch nước ngoài cuối cùng là điều được phép, và khi tầng lớp trung lưu của họ mở rộng vào 3 thập kỷ tiếp theo, nhiều người Hàn Quốc bắt đầu khám phá thế giới.

Sau nhiều năm xem các chương trình truyền hình về Việt Nam và nhưng tin tức trên mạng xã hội về ẩm thực và văn hóa Việt Nam, anh Yoo chọn tới thăm Hà Nội. “Nhiều người bạn của tôi đã tới thăm đất nước này trong kỳ nghỉ. Tôi đã nghe rất nhiều điều thú vị và quyết định thử xem”, nhân viên văn phòng 29 tuổi nói.

Đặt chân tới Hà Nội, Yoo không khỏi ngạc nhiên bởi vô số bảng hiệu Hàn Quốc, nhà hàng thịt nướng, cửa hàng làm đẹp và cà phê phong cách Hàn. Những du khách Hàn Quốc khác cũng tả lại một trải nghiệm tương tự.

“Tôi thấy ngày càng nhiều thương hiệu Hàn Quốc và cà phê mỗi khi tôi tới Việt Nam. Tôi nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp liên quan tới Hàn Quốc. Người Việt Nam cũng yêu văn hóa Hàn Quốc”, doanh nhân Hong Kyeong-su đã tới Việt Nam 6 lần cho hay.

Giữa bối cảnh nhiều nước châu Á đang bị cuốn theo làn “làn sóng Korea”, văn hóa Hàn Quốc đã bắt đầu gây ảnh hưởng rộng lớn đến môi trường đô thị Việt Nam. Trong khi đó, tài năng công nghệ của người Việt Nam cũng đang gia tăng, giúp đưa đất nước lên bản đồ quốc gia khởi nghiệp thế giới.

Mark Gwyther, sáng lập tổ chức tư vấn du lịch MGT Management Consulting tại thành phố Hồ Chí Minh lưu ý rằng, người Hàn Quốc nổi tiếng nhất Việt Nam hiện này là ông Park Hang-seo, huấn luyện viên tuyển Hàn Quốc và tuyển nam bóng đá Việt Nam.Và tiếng Hàn cũng là một trong những ngoại ngữ phổ biến nhất đối với sinh viên Việt Nam.

Mặt khác, du khách Trung Quốc, đã không còn được chào đón nồng nhiệt. Truyền thông Việt Nam đưa tin 2 năm trước, thành phố ven biển Đà Nẵng sẽ xuất bản một cuốn sách nhỏ bằng tiếng Trung về điều nên và không nên làm nhằm hướng dẫn khách du lịch, sau khi tin tức cho hay khách du lịch Trung Quốc và hướng dẫn viên của họ cư xử tệ khi tới nơi đây.

Gwyther cho biết, một số ngờ vực đối với Trung Quốc đã bắt nguồn từ những xung đột lịch sử giữa 2 nước, và đã thổi bùng lên trong thời gian gần đây.

4 năm trước, Trung Quốc đã chuyển một giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam và một số nhà máy do người Trung Quốc làm chủ đã bị hỏa hoạn, với các cuộc biểu tình dẫn tới ít nhất 20 người Trung Quốc thiệt mạng. Ông Gwyther cho rằng, hỗ trợ kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam cũng đã đóng góp cho các mối quan hệ nồng ấm.

“Tới nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư ngoại lớn nhất tại Việt Nam với hơn 65 tỷ USD vốn đăng ký tại nước này. Samsung đã mở một số nhà máy khổng lồ để sản xuất điện thoại và điện tử. Cả Hà Nội và T.P Hồ Chí Mình đều có làng Hàn Quốc, nơi có một lượng người Hàn Quốc sinh sống”, theo ông Gwyther.

Đối với anh Yoo Hyong-rok, Việt Nam khiến anh “mở rộng tầm mắt”, đồng thời giúp anh cảm nhận được hương vị quê nhà tại đây.

“Tại Hà Nội, tôi đã tới một vài tòa nhà mang phong cách Hàn Quốc và tôi đã ăn tại một vài nhà hàng bên trong đó. Hương vị món ăn giống hệt như ở Hàn Quốc. Và các thành phần thậm chí còn tươi ngon hơn”, anh Yoo nói.

 

Theo ĐKN

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình