Về xứ Quảng thăm địa đạo Phú An – Phú Xuân

10:50 | 09/10/2024

Trong cái nắng oi bức của trưa hè, chúng tôi chợt cảm thấy dễ chịu khi bước qua khỏi cánh cổng của một khu nhà rộng toả những bóng cây rợp mát tựa một khu nhà vườn ở xã Đại Thắng (huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Đó chính là khu di tích địa đạo Phú An -­ Phú Xuân, một trong những căn cứ tiền phương chiến lược của Đặc khu ủy Quảng Đà, được thi công từ năm 1965 đến năm 1966, giữa lúc giặc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam nước ta, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ. Hiện nay địa đạo Phú An – Phú Xuân cũng là một địa điểm dừng chân quen thuộc thu hút đông đảo du khách ghé tham quan, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Cùng đi với chúng tôi, anh Lê Anh Sáu, nguyên là chiến sĩ du kích từng chiến đấu, gắn bó với địa đạo Phú An ­ Phú Xuân suốt thời kỳ khốc liệt nhất cho biết: “Do yêu cầu bức thiết giữ vững vùng mới giải phóng, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, tiếp tế lương thực, quân trang, quân dụng, vũ khí, đạn dược từ chiến khu xuống các chiến trường đặc khu Quảng Đà và ngược lại, cuối năm 1965 đến đầu năm 1966, Thường vụ Đặc khu uỷ Quảng Đà chỉ thị cho Huyện uỷ Đại Lộc (lúc ấy giờ là xã Lộc Quý) khẩn trương xây dựng địa đạo Phú An­ – Phú Xuân. Nơi đây từng liên tiếp tiếp nhận các nguồn cán bộ và quân chủ lực từ hậu phương lớn bổ sung cho chiến trường. Cơ quan Đặc khu uỷ Quảng Đà và Huyện uỷ Đại Lộc đóng ở đây từ 1966 đến đầu năm 1968 (sau chiến dịch Mậu Thân 1968) trở về chiến khu. Đặc biệt, đây còn là nơi trú chân an toàn của các đồng chí: Võ Chí Công ­ nguyên Bí thư Khu ủy khu V, Đại tướng Chu Huy Mân ­ nguyên Phó Bí thưTư lệnh Quân khu V, Đại tướng Đoàn Khuê ­ nguyên Phó Chính ủy khu V, Trung tướng Nguyễn Chánh ­ Tư lệnh Mặt trận 44 Quảng Đà, Cố Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương ­ nguyên Thường vụ Đặc khu ủy ­ Phó Tư lệnh ­ Tham mưu trưởng Mặt trận 44, Hồ Nghinh – Bí thư Đặc khu uỷ Quảng Đà cùng nhiều vị lãnh đạo, tướng lĩnh khác đã từng chiến đấu, công tác tại chiến trường Quảng Đà…

Nhắc lại những ký ức ấn tượng của mình trong thời kỳ hoạt động tại nơi này, anh Lê Anh Sáu cho biết: “Thời điểm đó, tuy rất khốc liệt, nhưng phong trào cách mạng của người dân ở đây rất mạnh. Địch chỉ ở vòng ngoài chứ không dám đến gần. Ngoài ra, địa đạo còn có các đội an ninh của tỉnh của huyện bảo vệ, nên các vị lãnh đạo rất yên tâm. Dù vậy, qua suốt quá trình công tác chiến đấu, tôi đã không ít lần bị thương tích (là thương binh 2), ba lần được tuyên dương danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ và nhiều huân chương khác. Năm 1972 tôi được đưa ra miền Bắc học tập, đến ngày hoà bình anh trở về quê nhà công tác ngành giáo dục, trứơc khi nghỉ hưu là Phó Hiệu trưởng trường THPT Đại Lộc. Tuy nhiên, sau đó tôi xin về trước tuổi…tham gia công tác Mặt trận tại địa phương để dành nhiều thời gian biên soạn tài liệu về địa đạo Phú An – Phú Xuân cùng các sự kiện thời chiến tại vùng B Đại Lộc. …”

Trên thực tế, hiện nay bước vào khu di tích chỉ có thể nhìn thấy hai địa điểm miệng hầm địa đạo, nhưng có lẽ còn đang giai đoạn tu bổ, chưa thể bước xuống phía bên dưới. Còn nhà trưng bày, đang lưu giữ giới thiệu một số hình ảnh các vị lãnh đạo và hiện vật sơ sài liên quan đến địa đạo. Dạo một vòng ở khoảng sân lộ thiên, chúng tôi nghỉ chân ở một bộ bàn ghế đá. Chợt nhìn thấy trên thành ghế đá tặng vật ghi tên “Nha khoa Lâm Thanh Phong”, tôi tò mò hỏi thăm, thì anh Sáu cho biết: “một số đồ dùng cần thiết tại đây dành để phục vụ khách tham quan và nhu cầu sinh hoạt cần thiết của Khu di tích đều do vài tổ chức, cá nhân có gắn bó liên quan tặng làm lưu niệm”. Anh Sáu chỉ vào một vài đồ vật chung quanh nói : “Chẳng hạn đây là tặng vật của anh Trần văn Sơn (nguyên Phó Trương ban cơ yếu chính phủ), kia là tặng vật của Bác sĩ Nguyễn Chín (nguyên Giám đốc bệnh viện Đại Lộc) là những người có giai đoạn tuổi trẻ gắn bó nơi đây…Trở lại cụm chữ trên bộ ghế đá tôi vừa hỏi, anh Sáu nói : “ Nha khoa Lâm Thanh Phong hiện ở tại Đà Nẵng do Bác sĩ Lâm thị Thanh Phong phụ trách. Thời chiến tranh chị nguyên là y tá từng có phục vụ tại mảnh đất này…”. Và chị Phong không ai khác, chính là vợ của Đại tá Ngô Thanh Hải, nguyên trưởng phòng Cánh sát QLHC Công an TP Đà Nẵng đang cùng tham quan địa đạo với chúng tôi.

Thế là trong niềm cảm xúc của chuỗi hồi ức trên mãnh đất quá khứ đầy kỷ niệm, anh Ngô Thanh Hải vui vẻ chia sẻ câu chuyện của mình : “Cứ mỗi dịp tháng 7 hàng năm, tôi đều trở lại vùng B Đại Lộc nơi chiến tranh đã đi qua. Đặc biệt, trong nhiều ký ức đáng nhớ nhất với tôi là địa đạo Phú An”.

Anh Hải kể lại, hồi đó, anh là cán bộ Trinh sát bảo vê nội bộ an ninh Quảng Đà đã cùng với anh Lâm Quang Thời, cán bộ An ninh huyện Đại Lộc làm nhiềm vụ điều tra cơ bản khu địa đạo Phú An về địa hình dân số, đối tượng… nhằm chống phá địch xâm nhập và bảo vệ an toàn cho cán bộ lãnh đạo làm việc hoặc nghỉ tạm tại nơi đây để đến đêm vượt sông Thu Bồn về căn cứ Hòn Tàu. Có lần, anh Hải thường cùng anh Thời về nhà mẹ Lê thị Thời (mẹ ruột của anh Lâm Quang Thời, hiện là Bà Mẹ VNAH), trong bữa cơm, anh Thời nói vui, hứa hẹn: “Hoà bình tau gã em gái tau cho mi”. Mẹ Thời cũng nở nụ cười hướng ứng. Sau đợt công tác lần ấy, anh Thời được điều động về đơn vị và tiếp tục chiến đấu và đã anh dũng hy sinh (sau ngày giải phóng anh Thời được truy trặng liệt sĩ Anh hùng Công an nhân dân). Phần anh Hải, vài năm sau đó, trong một chuyến công tác tại xã Xuyên Trường, Duy Xuyên gặp ổ phục kích của quân Mỹ bị thương và được đưa ra miền Bắc chữa trị tại Bệnh viện E Hà Nội (bệnh viện dành cho cán bộ miền Nam). Thật tình cờ, tại nơi đây, anh gặp lại chị Lâm thị Thanh Phong học ngành y và đang thực tập tại khoa răng hàm mặt của bệnh viện. Trong tình cảnh xa quê hương, xa chiến trường, gặp lại người đồng hương giữa lòng Hà Nội, những kỷ niệm đã kết nối hai người ngày một thăm thiết hơn. Sau ngày hoà bình, cả hai trở về công tác tại quê nhà Quảng Nam và kết hôn tại thị xã Hội An.

Địa đạo Phú An ­ Phú Xuân được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2002. Giai đoạn 2011 ­ 2013, Sở VH­TT&DL Quảng Nam từng triển khai dự án trùng tu, tôn tạo di tích. Song công trình sau trùng tu, tôn tạo đến nay chưa được khai thác đúng mức, nguyên nhân chủ yếu là đường hầm thường xuyên bị ngập trong nước… Sinh thời, ông Phạm Đức Nam nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng, Chủ tịch Hội đồng tiền phương tỉnh Quảng Đà lúc bấy giờ có lần trở về thăm lại địa đạo đã nhắc lại công lao đóng góp to lớn của nhân dân Đại Thắng.. Bây giờ nhớ lại còn cảm kích biết ơn đồng bào, du kích, Đảng bộ, những người còn sống, những người ngã xuống với mảnh đất Anh hùng này và ông đã đề nghị địa phương cần quan tâm chăm sóc, tu bổ…..để Địa đạo Phú An ­ Phú Xuân mãi mãi tồn tại như một chiến công hiển hách trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, là niềm tự hào của nhân dân Đại Lộc.

Rời khỏi di tích lịch sử quốc gia địa đạo Phú An ­ Phú Xuân, chúng tôi còn ghé quaTượng đài Chiến thắng cầu Ông Nở. Đây cũng là một địa chỉ đỏ và giáo dục truyền thống cho các lớp con cháu về một thời quyết tâm đánh giặc giữ làng giữ nước của cha ông trên mảnh đất Đại Thắng anh hùng. Cầu Ông Nỡ hiện nay dài hơn 10 mét, được làm bê­ tông khá vững chắc, vắt ngang qua làng Phú Bình và làng Phú An. Trong số hơn 300 tác phẩm của tập sách “Quảng Nam trong ký họa thời kháng chiến 1960 ­ 1975” (Ban tuyên giáo Quảng Nam ấn hành, 2015), có gần 30 ký họa về vùng đất và con người Đại Lộc. Đặc biệt, trong bức tranh “Cầu Ông Nở”, họa sĩ Giang Nguyên Thái đã cẩn thận ghi chú thêm những thông tin: ʺCầu Ông Nở, vùng B Đại Lộc, nơi quân và dân ta tiêu diệt đại đội Mỹ trong trận đánh vào tháng 11 năm 1967ʺ. Bên dưới là hai câu thơ: ʺLấy xác Mỹ xây cầu Ông Nở/ Cho Long An nối lại Phú Bìnhʺ. Anh Lê Anh Sáu nói thêm: “Từ ngày ấy (02/11/1967), trận đánh Mỹ lịch sử của bộ đội R20 tỉnh Quảng Đà (nay là tiểu đoàn 1 bộ binh anh hùng thuộc thành đội TP Đà Nẵng và du kích Đại Thắng ở cầu Ông Nở đã gần 60 năm, nhưng trong ký ức, tâm trí của người dân Đại Thắng, từ những người trở về trong cuộc kháng chiến và những người chưa từng đối mặt với đạn bom, với quân thù đều có thể bình tâm suy nghĩ chiến thắng tại Cầu ông Nở là mốc son lịch sử trong ngàn trang sử chói lọi của Đảng bộ, nhân dân Đại Thắng cùng với cả nước trong cuộc trường chinh đánh giắc giữ nước vừa qua.


Ghi chép: TRẦN TRUNG SÁNG – đăng trên tạp chí Văn Hiến Việt Nam số 7 + 8/2024 trang 115-117


Cùng chuyên mục

Bài thơ kính đề Nam thiên đệ lục động của Giáo thụ Trần Hữu Đáp

Bài thơ kính đề Nam thiên đệ lục động của Giáo thụ Trần Hữu Đáp

Ngô Thì Nhậm bàn về thế sự qua một bài thơ

Ngô Thì Nhậm bàn về thế sự qua một bài thơ

Hợp tác sân khấu quốc tế trong thời đại mới

Hợp tác sân khấu quốc tế trong thời đại mới

Truyện lịch sử: Người vợ của đảng trưởng

Truyện lịch sử: Người vợ của đảng trưởng

“Lòng yêu nước” cần những biểu hiện tôn nghiêm, đúng mực, đúng chỗ

“Lòng yêu nước” cần những biểu hiện tôn nghiêm, đúng mực, đúng chỗ

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Người rời thành phố vào sáng sớm

Người rời thành phố vào sáng sớm

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Phó Đức Phương và khát vọng sử ca

Phó Đức Phương và khát vọng sử ca