Văn hóa bánh mì (Pháp) và nghệ thuật múa mặt nạ (Hàn Quốc) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

9:37 | 01/12/2022

Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ 28/11 – 3/12 tại thủ đô Rabat (Maroc), Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định công nhận văn hóa bánh mì (baguette) của Pháp và nghệ thuật múa mặt nạ (talchum) của Hàn Quốc là các di sản văn hóa phi vật thể.

Bánh mì baguette được bày bán tại Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Cụ thể, ngày 30/11, cơ quan của Liên hợp quốc đã nhất trí đưa “bí quyết thủ công và văn hóa bánh mì baguette” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể.

Baguette – loại bánh mì được làm từ hỗn hợp bột mì, nước, men và muối, đã trở thành biểu tượng hàng đầu của nước Pháp giống như Tháp Eiffel.

Mặc dù lượng tiêu thụ bánh mì đã giảm trong thập kỷ qua, Pháp vẫn cho “ra lò” khoảng 16 triệu chiếc/ngày, tương đương 6 tỷ chiếc/năm. Nghị định năm 1993 của Chính phủ Pháp quy định rằng bánh mì baguette truyền thống chỉ được làm từ 4 thành phần gồm bột mì, nước, men và muối. Quá trình lên men của bột nên kéo dài từ 15 đến 20 giờ ở nhiệt độ từ 4 – 6 độ C.

Bên cạnh đó, UNESCO cũng quyết định đưa nghệ thuật múa mặt nạ của Hàn Quốc vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể. Nghệ thuật talchum có nhiều điệu nhảy khác nhau tùy theo vùng miền. Hiện 13 điệu nhảy của các vùng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Nghệ thuật múa mặt nạ (talchum) của Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Múa mặt nạ talchum là một loại hình múa truyền thống khi đeo mặt nạ. Loại hình này là sự kết hợp giữa nhảy múa và diễn kịch. Nghệ thuật này đại diện tiếng nói của công chúng thông qua biểu đạt trào phúng và châm biếm hài hước. Màn biểu diễn sẽ thể hiện tính cách của các nhân vật trong vở kịch bằng những điệu múa.

Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO là các sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, nghệ thuật biểu diễn, thực hành xã hội, nghi lễ và phương pháp thủ công truyền thống.

Nguyễn Hằng (TTXVN)

Nguồn Báo Tin Tức

https://baotintuc.vn/van-hoa/van-hoa-banh-mi-phap-va-nghe-thuat-mua-mat-na-han-quoc-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-20221130201904464.htm

Cùng chuyên mục

Tạp chí Sức khỏe và Môi trường điện tử ra mắt giao diện mới

Tạp chí Sức khỏe và Môi trường điện tử ra mắt giao diện mới

Tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Du lịch vùng cao Quảng Nam cần thêm trợ lực để phát triển toàn diện

Du lịch vùng cao Quảng Nam cần thêm trợ lực để phát triển toàn diện

Bưu điện TP Hồ Chí Minh lọt vào danh sách 11 bưu điện có kiến trúc đẹp nhất thế giới

Bưu điện TP Hồ Chí Minh lọt vào danh sách 11 bưu điện có kiến trúc đẹp nhất thế giới

Cuộc thi sáng tác chập cải lương, Đờn ca tài tử và vọng cổ năm 2023

Cuộc thi sáng tác chập cải lương, Đờn ca tài tử và vọng cổ năm 2023

An Giang khai mạc Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

An Giang khai mạc Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Hà Nội hoàn thành tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử – Nghệ thuật đình Hà Vĩ

Hà Nội hoàn thành tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử – Nghệ thuật đình Hà Vĩ

Quảng Trị: Sẽ bắn pháo hoa tại lễ Kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời

Quảng Trị: Sẽ bắn pháo hoa tại lễ Kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương trao tặng nhiều bằng khen cho các cơ quan thông tấn, báo chí

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương trao tặng nhiều bằng khen cho các cơ quan thông tấn, báo chí