Văn hóa bánh mì (Pháp) và nghệ thuật múa mặt nạ (Hàn Quốc) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

9:37 | 01/12/2022

Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ 28/11 – 3/12 tại thủ đô Rabat (Maroc), Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định công nhận văn hóa bánh mì (baguette) của Pháp và nghệ thuật múa mặt nạ (talchum) của Hàn Quốc là các di sản văn hóa phi vật thể.

Bánh mì baguette được bày bán tại Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Cụ thể, ngày 30/11, cơ quan của Liên hợp quốc đã nhất trí đưa “bí quyết thủ công và văn hóa bánh mì baguette” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể.

Baguette – loại bánh mì được làm từ hỗn hợp bột mì, nước, men và muối, đã trở thành biểu tượng hàng đầu của nước Pháp giống như Tháp Eiffel.

Mặc dù lượng tiêu thụ bánh mì đã giảm trong thập kỷ qua, Pháp vẫn cho “ra lò” khoảng 16 triệu chiếc/ngày, tương đương 6 tỷ chiếc/năm. Nghị định năm 1993 của Chính phủ Pháp quy định rằng bánh mì baguette truyền thống chỉ được làm từ 4 thành phần gồm bột mì, nước, men và muối. Quá trình lên men của bột nên kéo dài từ 15 đến 20 giờ ở nhiệt độ từ 4 – 6 độ C.

Bên cạnh đó, UNESCO cũng quyết định đưa nghệ thuật múa mặt nạ của Hàn Quốc vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể. Nghệ thuật talchum có nhiều điệu nhảy khác nhau tùy theo vùng miền. Hiện 13 điệu nhảy của các vùng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Nghệ thuật múa mặt nạ (talchum) của Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Múa mặt nạ talchum là một loại hình múa truyền thống khi đeo mặt nạ. Loại hình này là sự kết hợp giữa nhảy múa và diễn kịch. Nghệ thuật này đại diện tiếng nói của công chúng thông qua biểu đạt trào phúng và châm biếm hài hước. Màn biểu diễn sẽ thể hiện tính cách của các nhân vật trong vở kịch bằng những điệu múa.

Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO là các sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, nghệ thuật biểu diễn, thực hành xã hội, nghi lễ và phương pháp thủ công truyền thống.

Nguyễn Hằng (TTXVN)

Nguồn Báo Tin Tức

https://baotintuc.vn/van-hoa/van-hoa-banh-mi-phap-va-nghe-thuat-mua-mat-na-han-quoc-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-20221130201904464.htm


Cùng chuyên mục

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam