Tượng Nữ thần Tự do của Hà Nội đang ở đâu?

14:33 | 17/11/2021

Tượng Nữ thần Tự do được mang từ Pháp sang triển lãm ở Hội chợ Đấu xảo tại Hà Nội năm 1887. Kết thúc triển lãm tượng được tặng cho Hà Nội .


Tượng Nữ thần Tự do tại Hà Nội
Tượng Nữ thần Tự do tại Hà Nội (Ảnh sưu tầm)

Đầu tiên, đặt ở khu vực tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Sau chính quyền Pháp quyết định đặt tượng Paul Bert thế chỗ. Tượng Nữ thần tự do chuyển lên đặt ở đỉnh Tháp Rùa. Bị báo chi phản đối mạnh, khoảng năm 1896 tượng được mang về đặt tại vườn hoa Cửa Nam.

Ngày 31/7/1945, Thị trưởng Hà Nội, trong chính phủ Trần Trọng Kim (thân Nhật) lúc đó là ông Trần Văn Lai ký lệnh giật đổ các tượng đài (ở Hà Nội), vì cho rằng đó là tàn tích chế độ thực dân Pháp. Lúc 9 giờ 40 phút sáng hôm sau 1/8/1945, tượng Nữ thần tự do, tượng Paul Bert và một số tượng khác cùng bị giật đổ. Riêng bức tượng bán thân Pasteur vẫn còn đến ngày hôm nay, tại vườn hoa Pasteur.

Cuối cùng là bức tượng Nữ thần tự do đã vĩnh viễn biến mất khi dân làng đúc đồng Ngũ Xã thu mua, quyên góp được tượng để đúc ra một pho tượng phật A-di-đà nặng 16 tấn lớn nhất Việt Nam vào thời đó. Việc “Thần biến thành Phật” này chẳng phải ai cũng vui mừng… Tất nhiên, trong bụng tượng còn có cả ngài Paul Bert toàn quyền Đông Dương “lừng lẫy” một thời.

Tượng phật A Di Đà 16 tấn chùa Ngũ Xã
Pho tượng phật A Di Đà tại chùa Ngũ Xã (Ba Đình – Hà Nội).

Năm 1945 đầy biến cố lịch sử của dân tộc ta, những bức tượng đã bị giật đổ còn nằm kho trong 7 năm. Đến năm 1953, Hà Nội đang bị tạm chiếm, chính quyền thành phố mới tặng lại cho làng Ngũ Xã để đúc tượng A -di- đà.

Bức tượng A-di-đà hiện nay vẫn uy nghi ngồi thiền trong chùa làng đúc đồng nổi tiếng một thời: làng Ngũ Xã. Tôi đã từng đối diện với ngài và thầm nghĩ giá như cụ Trần Văn Lai để lại bức tượng Nữ thần tự do, biết đâu lịch sử sẽ khác đi? Tượng Nữ thần tự do tồn tại 65 năm ở Hà Nội.

Thôi, ta vẫn có một tượng đài Lê Nin đứng cạnh Cột cờ cổ của Hà Nội đó mà.

Những tượng đài luôn được con người xây (đúc) lên và chính con người cũng phá bỏ đi ở nơi này nơi nọ trên thế giới. Lịch sử có sự lặp lại của truyền thống, lại có sự phát triển của tương lai. Tất cả hãy để cho lịch sử phán xét.

T/h

Tham khảo Chuyện làng quê

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số