Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước trong nhưng 500 năm không ai dám uống

11:34 | 05/01/2022

Những chiếc giếng ở Tử Cấm Thành ban đầu được đào để cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt như bình thường, nhưng sau đó nhanh chóng bị “thất sủng”.


Cố Cung hay Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là hoàng cung suốt 2 triều đại nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc. Nơi đây có diện tích lên đến 720 ngàn mét vuông và tương truyền có gần 10 ngàn căn phòng. Với quy mô nguy nga, hoành tráng, ở Tử Cấm Thành dường như có tất cả mọi thứ và vẫn còn ẩn chứa biết bao bí ẩn lịch sử để hậu thế khám phá.

Tử Cấm Thành nguy nga ẩn chứa biết bao điều huyền bí.

Người ta đã đếm được tổng cộng ở trong Cố Cung có hơn 70 chiếc giếng. Là nơi ở của hàng ngàn con người suốt 24 đời vua, việc đào giếng trong cung để lấy nguồn nước ăn uống, sinh hoạt không có gì là lạ. Thế nhưng, điểm dị thường là ở chỗ những chiếc giếng này chỉ thực sự được sử dụng vào thời gian đầu cung điện đi vào hoạt động mà thôi. Khoảng 500 năm cuối cùng của thời đại phong kiến, sử sách và các chuyên gia sử học đều cho rằng người trong cung tuyệt nhiên không còn dám dùng nước giếng Tử Cấm Thành nữa.

Trong Cố Cung có rất nhiều giếng, nhưng chẳng ai dám dùng.

Dù nhìn bên ngoài, nguồn nước giếng Tử Cấm Thành vẫn khá trong và ngọt, nhưng nhà vua tuyệt đối không bao giờ đụng vào thứ nước này. Ngay cả các cung nữ, thái giám nhỏ bé trong cung cũng hạn chế tối đa việc phải dùng nước giếng. Hằng ngày, nguồn nước sinh hoạt cho cả hoàng cung được vận chuyển từ suối trên núi Ngọc Tuyền nằm ở rất xa. Lượng nước mỗi người được nhận cũng được phân chia tùy theo cấp bậc, địa vị, ví dụ phi tần thì được 40 can nước, thái giám thì chỉ được 2 can mà thôi.

Vậy tại sao người xưa lại phải “tự làm khó mình” như vậy? Lý do không quá phức tạp nhưng lại rùng mình, đó là tất cả mọi người đều sợ hãi nước giếng đã bị tẩm độc. Theo ghi chép, vào thời nhà Minh, Vạn Quý phi – sủng phi của Minh Hiển Tông đã hạ độc xuống giếng để ổn định địa vị của mình trong cung. Những vị phi tần trong hậu cung đã uống phải nước giếng sau đó người thì vô sinh, người đang mang thai bỗng nhiên bị sảy.

Chất lượng nước dưới giếng cũng đã được người đời sau kiểm nghiệm và đánh giá là không an toàn.

Sau sự việc này, hoàng đế và các quan đại thần cho rằng việc uống nước giếng đã không còn an toàn. Thời xa xưa, các giếng nước được thông với nhau dưới lòng đất. Nếu có người ác ý hạ độc vào một miệng giếng này thì rất có thể cả hệ thống cũng bị lây nhiễm. Vậy nên dù có hơn 70 chiếc giếng thì cũng không chỗ nào là an toàn.

Giếng sâu ẩn chứa vô vàn âm mưu thâm độc, tuyệt tình chốn hậu cung.

Bên cạnh đó, còn một lý do nữa cũng kinh dị không kém, khiến người ta ghê sợ nước giếng Tử Cấm Thành. Theo hồi ký của một thái giám cuối thời nhà Thanh, miệng giếng trong cung từng là nơi kết thúc sinh mệnh của vô số người.

Hậu cung tường cao lạnh lẽo mấy trăm năm vẫn luôn là nơi chứa đầy những âm mưu và cuộc đấu đá. Những vị phi tần hoặc cung nữ bị ức hiếp, bất mãn hoặc tuyệt vọng chỉ có cách giải thoát duy nhất là tự sát. Mà cách tự kết liễu phổ biến nhất mọi người chọn là gieo mình xuống giếng.

Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp bị trừng phạt bằng cách đẩy, ném xuống giếng. Đến bây giờ trong Tử Cấm Thành vẫn còn một chiếc giếng vô cùng nổi tiếng tên là “giếng Trân phi”. Tương truyền, đây là nơi Trân phi (vợ vua Quang Tự) bị Từ Hi Thái hậu sai người ném xuống giếng một cách tàn khốc. Giếng sâu chính là nấm mồ chung của biết bao số phận tang thương, thế nên ai ai cũng sợ hãi mà không dám bén mảng lại gần.

 

Ảnh minh họa về chiếc giếng Trân phi vô cùng nổi tiếng

Tuy nhiên, gần 100 chiếc giếng trong Tử Cấm Thành cũng không phải chỉ để “làm cảnh”. Trong 500 năm trời, nó vẫn được sử dụng nhưng theo một cách khác. Thời bấy giờ, các cung điện được xây dựng bằng gỗ quý rất nhiều. Vậy nên mỗi khi bị sét đánh hoặc có bất cẩn nhỏ, hỏa hoạn rất dễ xảy ra. Khi có cháy, người trong cung đều múc nước từ các giếng xung quanh để ứng cứu kịp thời. Số lượng miệng giếng nằm rải rác dày đặc khắp cung đã góp phần chữa cháy rất hiệu quả.

Nguồn: 163

 
 

Video hay


Cùng chuyên mục

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

Cửa hàng Dân sinh triệu nụ cười Hải phòng – tiếp nối những yêu thương

Cửa hàng Dân sinh triệu nụ cười Hải phòng – tiếp nối những yêu thương

Công ty TNHH MTV Web Cộng Đồng Việt Nam – Nơi công nghệ kết nối với thành công

Công ty TNHH MTV Web Cộng Đồng Việt Nam – Nơi công nghệ kết nối với thành công

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn