Truy tìm “thủ phạm” giết chết hơn 40% rùa biển non

14:52 | 16/09/2018

Rùa con có khả năng bị chết nhiều gấp 4 lần do ăn phải nhựa dẻo so với rùa trưởng thành.

Bởi vì chúng không chỉ có cơ thể yếu hơn, mà chúng còn phải ăn ở vùng biển ngoài khơi. Những khu vực này có nhiều khả năng bị ô nhiễm bởi các vật dụng bằng nhựa lớn hơn vùng gần bờ.

Các nghiên cứu vừa đưa ra các phát hiện gây sốc: Nhựa dẻo đang giết chết 40% rùa biển non. Rùa con gần như có khả năng bị chết nhiều gấp 4 lần do ăn phải chất thải nhựa so với rùa trưởng thành.

Không chỉ những động vật này có cơ thể yếu hơn, mà chúng còn ăn ở vùng biển xa bờ hơn.Những vùng này có nhiều khả năng bị ô nhiễm hơn, với các vật dụng nhựa lớn có thể tích tụ trong bộ máy tiêu hóa của chúng.

Từ mổ xẻ phân tích về vụ chết trên gần 1.000 con rùa,người ta tìm thấy hơn một nửa số đó là rùa sơ sinh – và khoảng một phần tư rùa vị thành niên –và nguyên nhân là chúng đã nuốt nhựa, so với chỉ một trong bảy trong số đó là rùa trưởng thành.

Nghiên cứu này đã xem xét các loài rùa bao gồm rùa caretta, rùa xanh, rùa da (rùa luýt), rùa đồi mồi (rùa biển), và rùa Vích.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra từ 1 đến 329 miếng nhựa riêng biệt được rùa ăn.

Theo các nhà khoa học, có 50% xác suất tử vong khi động vật nuốt chỉ 14 miếng nhựa trong ruột.

Đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này, được dẫn dắt bởi các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung ở Hobart, Tasmania.

Nó làm sáng tỏ rằng tình trạng ô nhiễm nhựa có nguy cơ gây ra suy giảm quần thể số rùa biển trên thế giới, những loài thường nhầm lẫn rác thải trong đại dương có thể ăn.

Những rác thải này có thể là từ đồ uống đóng hộp hoặc ngư cụ bị loại bỏ. Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Denise Hardesty, thuộc Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung cho biết: “Sự tích tụ và tồn tại lâu dài của các mảnh vụn nhựa trong môi trường biển đang ngày càng trở nên đáng lo ngại.

Ước tính khoảng 4,8 đến 12,7 triệu tấn mảnh vụn nhựa đã tiến vào đại dương từ các nguồn trên đất liền trong năm 2010, và đầu vào này có khả năng tăng theo cấp số nhân trong tương lai.

“Điều này đặt ra một mối đe dọa đáng kể cho sinh vật biển, chủ yếu thông qua sự vướng víu và nuốt phải.”

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ 952 cuộc khám nghiệm trên rùa biển tại bờ biển Queensland từ năm 1992. Nghiên cứu của họ khẳng định mối lo ngại về nhựa ảnh hưởng nguy hại đến thế hệ rùa non – đặc biệt là rùa sơ sinh.

Theo Dân trí


Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Ấn tượng ngôi chùa 30 năm tuổi nằm cạnh bên quốc lộ 26

Đắk Lắk: Ấn tượng ngôi chùa 30 năm tuổi nằm cạnh bên quốc lộ 26

ĐẮK LẮC: Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

ĐẮK LẮC: Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu