Trưng bày tài liệu đã giải mật về Hiệp định Paris 1973

20:22 | 31/08/2018

Triển lãm các tư liệu xung quanh việc ký kết và thực thi Hiệp định Paris về Việt Nam đang diễn ra tại TP.HCM với nguồn tư liệu từ cả hai bên của cuộc chiến.

Trên một hình tròn mô phỏng chiếc bàn, 32 chiếc ghế hàng trước được chia đều cho 4 phái đoàn: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Mỗi phái đoàn ngồi có 8 chiếc ghế, những người Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngồi cạnh phái đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ngăn cách với 2 đoàn còn lại bằng các thư ký của cuộc đàm phán.

Đó là sơ đồ xếp chỗ ngồi của Hội nghị Paris về Việt Nam ở Pháp năm 1972, tất cả được vẽ tay bằng bút xanh, với phần mực đỏ ghi tên người đứng đầu phái đoàn Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.

Văn bản trên hiện được trưng bày tại triển lãm Hiệp định Paris về Việt Nam – Cánh cửa đến hòa bình do Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cùng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 tổ chức.

Khách tham quan tại triển lãm vào ngày khai mạc 31/8. Ảnh: P.T.

Triển lãm bao gồm 120 hồ sơ tư liệu, hình ảnh với 3 nội dung trọng tâm: tiến trình đàm phán và ký kết hiệp định Paris về Việt Nam, việc thực thi hiệp định và trao trả tù nhân; đấu tranh chống phá hoại hiệp định.

Các tư liệu trưng bày trong bảo tàng chủ yếu ghi lại sự kiện diễn ra từ năm 1968 – 1973, một số tư liệu đáng chú ý bao gồm sơ đồ chỗ ngồi của 4 phái đoàn trên bàn đàm phán Hiệp định Paris, quá trình cuộc đàm phán tiếng từ 2 đến 3 rồi cuối cùng là 4 bên…

Ông Châu Phước Hiệp, Phó giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, cho biết phần tài liệu do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 cung cấp trong khi hình ảnh do bảo tàng Chiến tích Chiến tranh sưu tầm và có sử dụng tư liệu từ sách vở của các nhà sử học nước ngoài.

Ông cũng nói rằng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 vốn là nơi giữ tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, vì vậy triển lãm lần này có thể mang lại một có nhìn đa chiều hơn.

“Chúng tôi muốn nhìn nhận phía bên kia người ta nhìn nhận các vấn đề như thế nào. Ngày xưa các tài liệu này là mật, giờ có thể công khai. Vì vậy, chúng ta có thể đánh giá sự kiện khách quan bằng nhiều góc nhìn khác nhau, không chỉ từ góc của riêng mình”, ông nói.

“Các tài liệu này sẽ cho chúng ta biết quá trình đấu tranh chính trị và ngoại giao đã diễn ra gay go như thế nào. Ngay cả việc 4 bên ngồi như thế nào, ngang hàng ra sao, tất cả đều là đấu tranh”.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 31/8/2018 đến 28/2/2019 tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, TP.HCM.

Theo Zing News


Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu