Trưng bày tài liệu đã giải mật về Hiệp định Paris 1973

20:22 | 31/08/2018

Triển lãm các tư liệu xung quanh việc ký kết và thực thi Hiệp định Paris về Việt Nam đang diễn ra tại TP.HCM với nguồn tư liệu từ cả hai bên của cuộc chiến.

Trên một hình tròn mô phỏng chiếc bàn, 32 chiếc ghế hàng trước được chia đều cho 4 phái đoàn: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Mỗi phái đoàn ngồi có 8 chiếc ghế, những người Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngồi cạnh phái đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ngăn cách với 2 đoàn còn lại bằng các thư ký của cuộc đàm phán.

Đó là sơ đồ xếp chỗ ngồi của Hội nghị Paris về Việt Nam ở Pháp năm 1972, tất cả được vẽ tay bằng bút xanh, với phần mực đỏ ghi tên người đứng đầu phái đoàn Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.

Văn bản trên hiện được trưng bày tại triển lãm Hiệp định Paris về Việt Nam – Cánh cửa đến hòa bình do Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cùng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 tổ chức.

Khách tham quan tại triển lãm vào ngày khai mạc 31/8. Ảnh: P.T.

Triển lãm bao gồm 120 hồ sơ tư liệu, hình ảnh với 3 nội dung trọng tâm: tiến trình đàm phán và ký kết hiệp định Paris về Việt Nam, việc thực thi hiệp định và trao trả tù nhân; đấu tranh chống phá hoại hiệp định.

Các tư liệu trưng bày trong bảo tàng chủ yếu ghi lại sự kiện diễn ra từ năm 1968 – 1973, một số tư liệu đáng chú ý bao gồm sơ đồ chỗ ngồi của 4 phái đoàn trên bàn đàm phán Hiệp định Paris, quá trình cuộc đàm phán tiếng từ 2 đến 3 rồi cuối cùng là 4 bên…

Ông Châu Phước Hiệp, Phó giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, cho biết phần tài liệu do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 cung cấp trong khi hình ảnh do bảo tàng Chiến tích Chiến tranh sưu tầm và có sử dụng tư liệu từ sách vở của các nhà sử học nước ngoài.

Ông cũng nói rằng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 vốn là nơi giữ tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, vì vậy triển lãm lần này có thể mang lại một có nhìn đa chiều hơn.

“Chúng tôi muốn nhìn nhận phía bên kia người ta nhìn nhận các vấn đề như thế nào. Ngày xưa các tài liệu này là mật, giờ có thể công khai. Vì vậy, chúng ta có thể đánh giá sự kiện khách quan bằng nhiều góc nhìn khác nhau, không chỉ từ góc của riêng mình”, ông nói.

“Các tài liệu này sẽ cho chúng ta biết quá trình đấu tranh chính trị và ngoại giao đã diễn ra gay go như thế nào. Ngay cả việc 4 bên ngồi như thế nào, ngang hàng ra sao, tất cả đều là đấu tranh”.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 31/8/2018 đến 28/2/2019 tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, TP.HCM.

Theo Zing News


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024

RA MẮT VÀ TOẠ ĐÀM TUYỂN TẬP ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HẢI TRIỀU ÂM

RA MẮT VÀ TOẠ ĐÀM TUYỂN TẬP ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HẢI TRIỀU ÂM

NHCSXH huyện Krông Nô: Tiếp tục triển khai cho vay vốn nhà ở xã hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tiếp tục triển khai cho vay vốn nhà ở xã hội

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư làng biển Cảnh Dương

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư làng biển Cảnh Dương