Triệu Vân và Lã Bố ai mạnh hơn? Tào Tháo nói 4 chữ tiết lộ đáp án bất ngờ!

15:42 | 12/01/2022

Đều sở hữu ‘sức địch vạn người’, vô cùng dũng mãnh trên chiến trường, vậy Triệu Vân và Lã Bố ai mạnh hơn? Đáp án gây bất ngờ được Tào Tháo tiết lộ.


Trong thời loạn lạc và nhiều biến động như Tam Quốc, vô số anh hùng, hào kiệt đã xuất hiện. Trong cuộc đua trên vũ đài chính trị này, ngoài việc sở hữu quân sư kỳ tài, những ông chủ của các tập đoàn mạnh nhất thời Tam Quốc cũng phải có trong tay nhiều mãnh tướng.

Trong số các mãnh tướng, Lã Bố và Triệu Vân là hai nhân vật lẫy lừng, từng lập nhiều chiến công xuất chúng trên chiến trường. Vậy, ai là người mạnh hơn?

1. Lã Bố

Theo Tam Quốc chí, Lã Bố tự là Phụng Tiên, người huyện Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên, Tịnh Châu. Ông là võ tướng nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán.

Lã Bố là một nhân tài hiếm có khi không chỉ có sức mạnh hơn người, vô cùng dũng mạnh, mà còn giỏi cưỡi ngựa và bắn cung. Ông được người đời xưng tụng là “Võ tướng mạnh nhất thời Tam Quốc”.

Người đương thời có câu: “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (có nghĩa là người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố). Câu nói này với hàm ý coi Lã Bố và ngựa Xích Thố giống như hai cực phẩm hiếm có trên đời.

Theo Tam Quốc diễn nghĩa, ban đầu, Lã Bố đi theo Đinh Nguyên – Thứ sử Tịnh Châu và được Đinh Nguyên nhận làm con nuôi. Thế nhưng, sau đó, chỉ vì Đổng Trác đem tặng ngựa quý là Xích Thố mà Lã Bố xiêu lòng và xuống tay giết chết Đinh Nguyên.

Lã Bố sau đó về phụng sự dưới trướng của Đổng Trác và rất được tin dùng. Đổng Trác thậm chí còn phong cho Lã Bố làm Trung lang tướng, tước Đô Đình hầu.

Thế nhưng mối quan hệ giữa Đổng Trác và Lã Bố cũng chẳng được bền lâu và xuất hiện những rạn nứt. Cuối cùng, sau khi nghe lời thuyết phục của Vương Doãn, Lã Bố đã thẳng tay sát hại Đổng Trác.

Sau khi Vương Doãn hy sinh trong một trận chiến, Lã Bố chuyển sang đầu quân cho Viên Thiệu, tuy nhiên suýt chút nữa mất mạng vì bị Viên Thiệu ám toán.

Đến năm 194, nhân lúc Tào Tháo đem quân đi đánh Từ Châu, Lã Bố bất ngờ dẫn quân tới tấn công đại bản doanh của quân Tào ở Duyện Châu. Tuy nhiên, Lã Bố cuối cùng vẫn chịu thất bại trước cuộc phản công của quân Tào.

Sau thất bại này, Lã Bố phải nương nhờ ở Từ Châu của Lưu Bị. Tuy nhiên, đến năm 196, không ngờ lúc Lưu Bị đang tấn công Viên Thuật, Lã Bố đã đánh úp để cướp Từ Châu. Lưu Bị bấy giờ buộc phải dẫn quân về Tiểu Bái.

Đến năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị quyết định liên minh để đánh Lã Bố. Kết quả, đại quân công phá được thành Hạ Bì và dồn Lã Bố vào bước đường cùng ở lầu Bạch Môn.

Đầu năm 199, phe của Lã Bố đã hoàn toàn thất bại trước cuộc siết chặt vòng vây từ Tào Tháo. Bị dồn vào đường cùng ở lầu Bạch Môn, Lã Bố đã nói với các thủ hạ rằng hãy chặt đầu mình dâng nộp cho Tào Tháo để lấy thưởng nhưng không ai nỡ xuống tay. Kết quả, Lã Bố bị quân Tào bắt sống và trói đưa đến trước mặt Tào Tháo.

Khi đó, Lã Bố muốn xin hàng nhưng Tào Tháo phân vân nên hỏi lại Lưu Bị. Nhưng Lưu Bị đã khuyên Tào Tháo nên giết Lã Bố, vì đây là người từng vong ân phụ nghĩa, năm xưa trở mặt giết Đinh Nguyên và Đổng Trác.

Cả đời dũng mãnh hơn người nhưng cuối cùng Lã Bố lại bị Tào Tháo đánh bại và mất mạng.

2. Triệu Vân

Triệu Vân tự là Tử Long, người huyện Chính Định, nay là tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Ông là danh tướng vào thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc.

Triệu Vân được xưng tụng là võ tướng hoàn mỹ nhất Tam Quốc.

Triệu Vân là công thần khai quốc của nhà Thục Hán. Ông không chỉ có võ nghệ dũng mãnh mà còn mưu lược hơn người. Triệu Vân có thể nói là một Nho tướng điển hình. Ông là người văn võ song toàn và được người đời xưng tụng là “võ tướng hoàn mỹ nhất Tam Quốc”.

Ban đầu, Triệu Vân đầu quân cho Công Tôn Toản. Sau khi Công Tôn Toản bị Viên Thiệu tiêu diệt, Triệu Vân theo Lưu Bị.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Triệu Vân hết lòng phụng sự cho Lưu Bị và nhà Thục Hán. Ông đã giành được nhiều chiến công vang danh khắp Tam Quốc như trong trận Bác Vọng, trận Trường Bản…

Năm 208, tại trận Trường Bản, Triệu Vân một mình lao vào phá vòng vây đội kỵ binh tinh nhuệ của quân Tào để giải cứu A Đẩu, con trai của Lưu Bị. Sự dũng mãnh và can đảm của Triệu Vân khi đó đã để lại ấn tượng sâu đậm đối với Tào Tháo.

Chính vì ái mộ nhân tài hiếm có này nên Tào Tháo ra lệnh chỉ bắt sống và không được bắn tên. Nhờ vậy, trong trận đấu này, Triệu Vân có thể một mình chiến vạn quân và thành công giải cứu được A Đẩu.

Triệu Vân tuyệt đối trung thành với Lưu Bị. Danh tướng này cũng tham gia nhiều cuộc chiến, xông pha trận mạc, lập được nhiều công lớn. Đến năm 229, Triệu Vân qua đời và sau này được Hậu chủ Lưu Thiện truy phong làm Thuận Bình hầu.

Tào Tháo nói 4 chữ, tiết lộ kẻ mạnh nhất

Cả Triệu Vân và Lã Bố đều là những danh tướng hàng đầu thời Tam Quốc. Hai người có những chiến công lẫy lừng, bất khả chiến bại. Đúng là thật khó để phân định ai là người mạnh hơn. Tuy nhiên, đáp số cho bài toán so sánh này lại được Tào Tháo trả lời vô cùng ngắn gọn.

Lúc sinh thời, Tào Tháo từng chạm trán với cả Lã Bố và Triệu Vân, do đó đương nhiên sẽ có những đánh giá về đối thủ.

Tào Tháo có những đánh giá về Triệu Vân, Lã Bố ngay từ lần đầu chạm trán.

Trong cuộc chiến chống quân Tây Lương của Tào Tháo, Hứa Chử (một mãnh tướng dưới trướng được Tào Tháo tin dùng) đã có dịp đọ sức với Lã Bố ở Bộc Dương. Cả hai giao đấu hơn 20 hiệp mà vẫn không phân thắng bại. Bấy giờ, Tào Tháo do sợ Hứa Chử bị thương, nên đã phái thêm 5 tướng khác đến trợ giúp. Sau đó, Lã Bố mới chịu rút lui.

Khi trông thấy Triệu Vân phá vòng vây ở trận Trường Bản, Tào Tháo buột miệng khen ngợi: “Thật là một Hổ tướng”. Trong khi đó, Tào Tháo từng nhận xét Lã Bố là người “anh dũng vô địch”. Trong Tam Quốc, có thể có một số Hổ tướng, nhưng chỉ có Lã Bố được Tào Tháo nhận định là anh dũng và bất khả chiến bại.

Từ câu nói trên có thể thấy, trong mắt Tào Tháo, Triệu Vân tuy chính trực, dũng mãnh, nhưng so với khả năng bất khả chiến bại của Lã Bố thì có phần yếu hơn. Trên thực tế, với danh xưng “chiến thần”, rất ít võ tướng trong Tam Quốc có khả năng đơn đả độc đấu với Lã Bố.

Ngoài ra, khi nhắc tới những danh tướng mạnh nhất trong Tam Quốc, người đời thường truyền tai nhau câu nói: “Một Lã, hai Triệu, ba Điển Vi, bốn Quan, năm Mã, sáu Trương Phi”. Câu nói này xét trên phương diện võ nghệ, rõ ràng là Lã Bố đứng đầu và vượt trội hơn Triệu Vân.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Zhihu, Baidu

Video hay

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”