Trí tuệ cổ nhân: Người đức cao mới có được vọng trọng

13:12 | 24/01/2022

“Đức cao vọng trọng” là một thành ngữ được sử dụng rất phổ biến trong sử sách, trong các tác phẩm văn học cổ, đồng thời cũng được dùng khi đánh giá về một người nào đó. Sở dĩ cổ nhân nói “Đức cao vọng trọng” mà không phải “Quyền cao vọng trọng”, “Tiền nhiều vọng trọng”, hay “Tài cao vọng trọng” là bởi vì văn hóa truyền thống coi trọng đạo đức hơn cả, chỉ có “đức cao” mới có được “vọng trọng”, mới có được danh tiếng, được mọi người kính trọng, ngưỡng mộ.


Tranh trong bộ “Thập bát học sĩ đồ” thời Minh, Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain.

Trong suốt các thời đại, lịch sử đã ghi chép rất nhiều người có danh vọng, từ Hoàng đế, tướng lĩnh cho đến dân thường. Thời cổ đại, vua Nghiêu vua Thuấn là người hiền đức, yêu thương dân chúng, hiếu thuận với cha mẹ nên được người đời kính trọng và ngưỡng mộ. Đại Vũ siêng năng, cung kính, dốc sức trị thủy cứu giúp dân, được lưu danh thiên cổ. Thương Thang “võng khai nhất diện”, vì thương xót cầm thú mà mở lưới cho chúng thoát ra, vì thương xót dân chúng mà tự trách mình cầu trời ban mưa, bởi thế mà các nước chư hầu đều quy thuận, tiêu diệt được bạo quân Hạ Kiệt khai sáng cơ nghiệp nhà Thương.

Không chỉ bậc Quân vương mà danh nhân, danh tướng, thi nhân cũng vì hiền đức mà được trọng vọng. Đức Khổng Tử dành cả đời dạy dỗ học trò, truyền thụ đạo đức mà được xưng là Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời).

Thời Tam Quốc, Gia Cát Khổng Minh tài trí mưu lược, cúc cung tận tụy vì triều đình được lưu danh truyền kiếp. Danh thần Phạm Trọng Yêm “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ”, cả đời làm việc thiện giúp người, được hậu nhân xưng là thiên cổ hoàn nhân. Thi nhân Lý Bạch thời Đường thanh cao, không sợ quyền thế, hào hoa phong nhã, thơ văn được lưu truyền muôn đời sau. Nhạc Phi thời Tống tinh trung báo quốc, trung hiếu lễ nghĩa được sử sách và người đời ca tụng là anh hùng.

Nhìn vào quá trình tích lũy “vọng trọng” của những nhân vật ấy, chúng ta có thể thấy những phẩm đức cần kiệm, nhân ái, kiên trung… mới là mấu chốt của danh vọng. Vì vậy, từ góc độ này mà nói, đức hạnh của một người cao thấp ra sao mới là mấu chốt để người đó có hay không có danh vọng. Nếu như một người làm được điều dân chúng kỳ vọng thì thanh danh của người đó sẽ “trọng”, hơn nữa cũng được mọi người đón nhận.

Chỉ khi một người có “đức cao” mới có thể có “vọng trọng”, chỉ có “vọng trọng” mới có thể thực sự đạt đến “vọng chúng”. Nói cách khác, một người phải có đức hạnh cao đẹp thì mới có được danh vọng to lớn và người như vậy mới có thể thực hiện được nguyện vọng của đông đảo mọi người, tạo phúc cho vạn dân.

Người xưa ca ngợi một người có danh vọng nhằm mục đích tán dương đức hạnh của người ấy, đồng thời để dân chúng lấy người ấy làm gương mà học tập theo.

Xưa nay cũng không ít người muốn có được danh vọng để có thể hưởng những lợi ích mà danh vọng mang tới. Vì thế họ mua danh chuộc tiếng, “lừa đời lấy tiếng”, như các gian thần Triệu Cao, Tần Cối, Ngụy Trung Hiền… Nhưng trong nhân gian có lý tương sinh tương khắc, nhân quả báo ứng, họ nhất thời lừa gạt được người nhưng lại bị ngàn đời bêu danh.

Thuận theo việc tiêu chuẩn đạo đức ngày càng trượt dốc, người ta ngày càng coi trọng lợi ích trước mắt, coi trọng danh mà không coi trọng đức. Nhưng kỳ thực thanh danh của một người không phải có được dựa vào sự theo đuổi, mà được tích lũy bằng cách bản thân thực sự đối tốt với người khác. Một người muốn có được danh tiếng nhưng không dùng thiện tâm, không dùng tiêu chuẩn làm người để xử lý hết thảy sự tình, thì thứ mà họ đạt được chỉ là danh tiếng xấu mà thôi. Hơn nữa, một người chỉ vì hư danh không có thực mà đẩy người khác vào tình thế nguy khốn, hay chỉ vì cái danh của bản thân mà khiến người khác phải chịu tổn hại, thì tất sẽ bị thượng Thiên trừng phạt.

Đối với một quốc gia cũng vậy, Quân vương có đức hạnh cao thượng mới có được “vọng trọng”, mới có thể khởi được tác dụng “vọng chúng”. Trái lại, nếu Quân vương không có đức hạnh, đối xử tàn bạo với dân chúng thì sẽ chỉ được ác danh, từ đó đi ngược lại với nguyện vọng của dân chúng và cuối cùng vương triều sẽ gặp tai họa.

Theo Epoch Times

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương