Trận quyết chiến chiến lược cuối cùng

8:56 | 29/04/2022

17h ngày 26/04/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 – 30/4/1975) đã là trận quyết chiến chiến lược cuối cùng để rồi từ đó, làm tan rã toàn bộ chính quyền, quân đội, cảnh sát ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Từ bức điện chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng: “Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi… Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn…”… 17h ngày 26/04/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 – 30/4/1975) đã là trận quyết chiến chiến lược cuối cùng để rồi từ đó, làm tan rã toàn bộ chính quyền, quân đội, cảnh sát ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chiến dịch quân sự diễn ra trong thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam

Đó là nhìn nhận của các sử gia về Chiến dịch Hồ Chí Minh. Quả thực, chỉ trong vòng 5 ngày, chiến dịch đã diễn tiến dồn dập để rồi đi đến thắng lợi chói lọi cuối cùng.

17 giờ ngày 26/4/1975, cuộc tổng công kích đánh chiếm Sài Gòn bắt đầu. 5 cánh quân gồm 20 sư đoàn từ các hướng tấn công dồn dập tuyến phòng thủ vòng ngoài Sài Gòn.  Đơn cử như ở hướng Đông và Đông Nam, 18 giờ ngày 26/4/1975, sau màn hỏa lực bắn phá dồn dập của hàng chục trận địa pháo binh dội xuống mục tiêu địch ở Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hòa, Nước Trong, Long Thành, Đức Thạnh, Bà Rịa, các sư đoàn bộ binh của Quân đoàn 4 và Quân đoàn 2 bắt đầu mở cuộc tiến công.

Hay trên hướng tiến công chủ yếu Tây Bắc, Quân đoàn 3 vào trận với nhiệm vụ chủ yếu là: “Tổ chức lực lượng đột kích liên tục, đánh ngã địch, chiếm các mục tiêu then chốt trong thành phố”. Mục tiêu chiến đấu của Quân đoàn 3 là sân bay Tân Sơn Nhất và bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất.

Đêm ngày 28/4/1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các cánh quân của ta ở 5 hướng tiến công đồng loạt vào Sài Gòn, đồng thời chỉ thị cho các Quân khu 8 và 9 ở đồng bằng Nam Bộ phối hợp tiến công giải phóng đồng bằng Nam Bộ.

Trước tình hình trên, ngày 28/4/1975 Trần Văn Hương phải nhường chức Tổng thống ngụy quyền cho Dương Văn Minh. Việc không quân ta dùng máy bay A37 lấy được của Mỹ ném bom sân bay Tân Sơn Nhất đã buộc Tổng thống Mỹ phải hủy bỏ kế hoạch di tản bằng máy bay có cánh cố định, chuyển sang thực hiện chiến dịch di tản “người liều mạng” bằng máy bay trực thăng.

05 giờ sáng ngày 29/4/1975, Bộ Chính trị gửi điện nhiệt liệt khen ngợi toàn thể các đơn vị lập được chiến công lớn trong những ngày qua và kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên thanh niên nhanh chóng đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch.

Ngay sau đó, các cánh quân của ta cùng đánh vào các căn cứ phòng ngự của địch để tiến vào nội thành Sài Gòn. Cuối ngày 29/4, ta đã đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn các Sư đoàn 5, 25, 18, 22, 7 của quân ngụy. Các binh đoàn thọc sâu đã tiến đến vùng ven, cách trung tâm Sài Gòn từ 10 đến 20km.

11 giờ 15 phút ngày 29/4, Tổng thống Mỹ ra lệnh mở cuộc di tản bằng máy bay lên thẳng mang tên “Người liều mạng”, đưa nốt 5.000 người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

5 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân ta từ bốn hướng đồng loạt đánh vào năm mục tiêu đã lựa chọn: Bộ tổng tham mưu ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất, Dinh Độc Lập, Tổng nha cảnh sát đô thành, Biệt khu Thủ đô.

Đơn cử như trên hướng Tây Bắc. Quân đoàn 3 sau khi đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, Trảng Bàng, diệt sư đoàn 25 ngụy, tiến công chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tư lệnh sư đoàn 5 không quân, Bộ tư lệnh thiết giáp, Bộ tư lệnh quân dù và phối hợp với quân đoàn 1 ở cánh Bắc đánh chiếm Bộ tổng tham mưu ngụy.

Trên hướng Đông, Quân đoàn 2 tổ chức vượt sông Sài Gòn tiến công địch, giải phóng quận 9 và Thủ Thiêm. Binh đoàn thọc sâu quân đoàn 2 do sư đoàn 304 và lữ đoàn xe tăng 203 đảm nhiệm đã vượt cầu xa lộ Đồng Nai, đánh tan quân địch ngăn chặn, thần tốc tiến về Dinh Độc Lập. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ Mặt trận nửa đỏ nửa xanh, ngôi sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ của Dinh Độc Lập, báo tin chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng.

Tổng thống Dương Văn Minh và nội các Vũ Văn Mẫu đã tuyên bố đầu hàng cách mạng không điều kiện, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng.

Trận đánh điển hình về hiệp đồng chặt chẽ

Chỉ 5 ngày quyết chiến chiến lược (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm tan rã toàn bộ chính quyền, quân đội, cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa từ Trung ương đến các địa phương còn lại ở miền Nam, gồm trên 45 vạn quân; tịch thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000 khẩu súng các loại, 3.000 xe quân sự cùng nhiều kho tàng, dự trữ chiến tranh tích lũy trong 20 năm; toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam phải rút chạy.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn chưa từng có trên chiến trường Việt Nam, vượt xa các chiến dịch lớn trước đó cả về quy mô lực lượng, cường độ, nhịp độ tiến công, nội dung tác chiến hiệp đồng quân binh chủng…

Quân giải phóng tiến vào giải phóng Sài Gòn trên xa lộ Biên Hòa.

Trong một thời gian rất ngắn, ta đã kết hợp chặt chẽ việc tập trung lực lượng ưu thế tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của địch, cơ động ở tuyến phòng thủ vòng ngoài và thọc sâu bằng binh đoàn đột kích lớn cơ giới hóa và trung tâm thành phố đánh chiếm ngay năm mục tiêu quan trọng then chốt nhất đã được lựa chọn: Bộ Tổng tham mưu ngụy, Dinh Ðộc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Sân bay Tân Sơn Nhất.

Ðây là sự sáng tạo trong vận dụng cách đánh chiến dịch của ta, khác hoàn toàn với mọi cách đánh chiến dịch tiến công trước đó. Ta đã kết hợp ngoài đánh vào, trong đánh ra, kết hợp quả đấm mạnh của các binh đoàn chủ lực với đánh nhỏ nhưng hiểm của các lực lượng địa phương, làm cho địch bị phân tán, chia cắt, tổ chức phòng ngự của chúng mất hiệu lực và nhanh chóng tan vỡ.

Với cách đánh này chẳng những để dứt điểm nhanh gọn và chắc thắng trong điều kiện hai bên đều có binh lực, hỏa lực mạnh, mà thành phố ít bị tàn phá nhất, đồng bào ít bị thiệt hại nhất.

Chiến dịch Hồ Chí Minh có thể được xem là một điển hình về hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các binh chủng, quân chủng, sự kết hợp trên quy mô lớn giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng; đòn quyết chiến chiến lược táo bạo, kịp thời, chính xác, kết thúc chiến tranh. Thực hiện được sự hiệp đồng tác chiến như vậy là một bước tiến mới về nghệ thuật chiến dịch của ta trong chiến tranh cách mạng.

Theo Công luận

https://congluan.vn/bai-2-tran-quyet-chien-chien-luoc-cuoi-cung-post189938.html


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái