TP.HCM: Khu chợ 200.000 đồng đủ ăn từ đầu đến cuối đường

8:17 | 04/03/2022

Tại Quận 4 có khu chợ được người dân gọi là ‘Chợ 200’ với các món ăn bình dân nhưng chất lượng như chè, bún cháo hoặc phá lấu, gỏi khô bò…

Chợ 200 là điểm đến ăn vặt nổi tiếng của người TP HCM. Chợ nằm trên con phố cắt ngang đường Xóm Chiếu, quận 4, kéo dài từ nhà thờ Xóm Chiếu đến quán phá lấu số nhà 200/48, đường Xóm Chiếu, dài gần 300 m với hơn 50 hàng ăn uống đủ loại.

Từ 13h30, nhiều hàng ốc, bánh canh, cơm gà xối mỡ, phá lấu, bún, cháo, khoai chiên, chè, gỏi cuốn, mì ốc hến… dọn hàng, bán đến khoàng 23h giờ. Món ăn tại đây được thực khách đánh giá vừa túi tiền. Minh Trí (28 tuổi), người dân quận 4 chia sẻ, gọi là Chợ 200 vì khu chợ nằm trên đường số 200, ngoài ra nơi này còn gắn với “truyền thuyết” cầm 200.000 đồng bạn sẽ ăn được đủ món từ đầu tới cuối đường. “Có lời đồn như vậy vì đồ ăn tại đây vừa túi tiền, giá rẻ và ngon. Ngày nay câu nói này có thể không đúng nữa vì nhiều món đã lên giá, nhưng nếu biết cách chọn lựa, bạn vẫn có thể thưởng thức đa dạng món với giá trung bình 20.000-30.000 đồng”, anh nói.

Phá lấu cô Oanh là điểm đến thực khách nên ghé khi đến chợ 200. Món phá lấu nổi tiếng hơn 20 năm với hương vị riêng biệt, nấu bằng nước dừa thanh ngọt cho ra món ăn đậm đà, thơm và không hôi mùi lòng bò. Ngoài phá lấu nấu kiểu truyền thống, quán của cô Oanh còn có thêm món phá lấu chiên. “Phần ăn đầy đủ có khăn lông, tổ ong, lá sách, bao tử, gan… đựng trong chén nhỏ ăn kèm bánh mì là 33.000 đồng, khách cũng có thể chọn ăn với mì gói“, có Cô Nguyễn Thị Oanh, 60 tuổi, chủ quán nói.

Ngoài phá lấu, súp cua cô Hằng cũng là địa chỉ hút khách ở Chợ 200 nhờ phần nước súp được hầm từ xương, vị ngọt thanh. Quán mở bán từ đầu giờ chiều đến hơn 21h mỗi ngày. Súp cua với topping đa dạng như thanh cua, trứng bắc thảo, óc heo, trứng gà, tôm… trong đó óc heo và trứng bắc thảo được thực khách ưa chuộng. Mỗi ngày quán bán 300 tô súp cua, phần thập cẩm giá 25.000 đồng.

Hàng bánh chiên cô Út bán các loại bánh như khoai lang, chuối chiên, bánh cay làm từ khoai mì. Món ăn nóng hổi vì quán vừa chiên vừa quán, 3 chảo dầu sôi lúc nào cũng đỏ lửa từ đầu chiều đến 18h hàng ngày. Giá mỗi phần ăn từ 10.000 đồng.

Ngoài bánh chiên, quán còn bán chuối ngào đường thốt nốt với hương thơm dịu, vị ngọt thanh, miếng chuối dẻo mềm.

Bánh tráng trộn là món ăn không thể thiếu trong bản đồ ăn vặt TP HCM. Tại chợ 200 có khoảng 5 hàng bánh tráng trộn, hương vị tương đương, giá mỗi phần đầy đủ là 25.000 đồng.

Du khách thích món ngọt có thể thử chè Hà Trâm, quán có khoảng 20 món chè khác nhau như chè củ năng, hạt sen, củ sen, dừa nước, chè đậu, thập cẩm… Món được nhiều người yêu thích là chè bi với phần nhân là cơm dừa bọc ngoài bột năng dẻo và nước đường ngọt thanh, ăn lạnh với đá. Giá trung bình 15.000 đồng/ly.

Bên cạnh chất lượng, món ăn đa dạng và hợp giá tiền, nhiều người cũng góp ý về không gian ăn uống tại chợ 200 cần cải thiện thêm. Đa phần hàng quán có không gian nhỏ, không đủ chỗ nếu đông khách. Đường trong chợ hẹp, khách không nên đi xe ôtô. Ngườ đi xe máy nên gửi xe tại bãi xe cuối chợ, tránh dừng xe đông trước hàng quán gây tắc đường.

 

(theo VNE)

Video hay


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?