Tỉnh táo trước âm mưu của ‘giặc trà’

8:30 | 24/03/2022

Nhiều bạn đọc bức xúc trước việc “giặc trà” ra sức phá hoại trà Việt, đồng thời mong nông dân Việt tăng cường đoàn kết, thương yêu nhau, để cùng đưa trà Việt trở thành thương hiệu mạnh trên thế giới.


Như Thanh Niên đã thông tin, giới sản xuất trà ở Hà Giang vẫn nhớ những chiêu trò ép giá nguyên liệu, thu gom với giá rẻ, khi lấy được nguyên liệu ngon đem trộn trà bẩn và tiến hành thu gom đem về biên giới, lôi kéo truyền thông sở tại, tổ chức rầm rộ những buổi tiêu hủy để ồn ào đổ lỗi hết cho nông dân Việt. Cứ thế, bao năm qua, giá xuất khẩu trà của người dân tộc bản địa Đông – Tây Bắc lệ thuộc hoàn toàn vào thương lái từ bên ngoài.

Những gốc trà với đường kính hơn 20 cm, áng chừng trên trăm năm tuổi, bị đốn hạ ở vùng Thượng Sơn, Hà Giang.

Năm 2015 tại Thái Nguyên, lần đầu Việt Nam tổ chức cuộc thi pha trà Tea Master Cup dưới sự đồng ý của tổ chức Tea Master Cup quốc tế. Trước khi cuộc thi diễn ra, nhiều thương lái “lạ” đặt nông dân các vùng trà sản xuất trà bẩn, trộn bùn, trộn bột đá vào thành phẩm trà khô rồi mang đi không rõ mục đích. Ngay bản thân người sản xuất cũng khẳng định trà này không thể uống, nhưng vì được đặt số lượng nhiều và họ mang đi chứ không tiêu thụ trong nước nên vẫn làm. Thế rồi vụ việc được đánh tiếng đến truyền thông trong nước, những cảnh báo, những phóng sự thực tế về trà bẩn lên sóng, thị trường trà Việt tự thân lao đao, còn thương lái biến mất dạng.

Xâu chuỗi lại sự việc, giới làm trà mới ngộ ra đợt trà bẩn ấy hóa ra là mưu kế của “giặc trà”, chỉ tốn tiền thu mua vài tạ trà trồng cây thấp, giá rẻ mạt nhưng đã tạo được hiệu ứng truyền thông lan rộng về trà bẩn nhằm hạ uy tín trà Việt trước khách mời và hội đồng quốc tế (Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Úc…) của cuộc thi Tea Master Cup năm ấy.

Ngày trước khi trào lưu hạ cây trà cổ thụ mới nhen nhóm ở miền biên giới Hà Giang, một người làm trà kỳ cựu, tâm huyết với cây trà cổ thụ khi ấy là ông Ngô Viết Thành đau xót: “Họ sang đây “dụ” bà con đốn trà, xẻ ván để bán, chỉ mua những ván bề ngang hơn 50 cm, mà ván trà thì chẳng làm được gì vì nó mềm, vân cũng không đẹp, dễ mối mọt. Cách làm đấy là để bên mình hết cây trà to, còn lại bên họ có, khi đấy họ làm thương hiệu, nói rằng đang sở hữu những cây trà to nhất thế giới”.

Cảnh giác cao độ

Nhiều bạn đọc (BĐ) lên tiếng cảnh báo gian thương nước ngoài có những âm mưu thâm độc nhằm triệt hạ trà Việt, kêu gọi nông dân Việt phải tỉnh táo, cảnh giác cao độ.

BĐ Thuylanle58 viết: “Thủ đoạn “ném đá giấu tay” thâm độc này của gian thương nước ngoài đã sử dụng bao đời nay rồi, chúng ta phải hết sức cảnh giác”.

Cùng quan điểm, BĐ Phu Ngo bức xúc: “Từ những trào lưu mua râu ngô non, móng trâu bò, sừng trâu, rễ tiêu, lá điều… Nói thật thủ đoạn của bọn chúng rất là thâm hiểm và tàn độc. Chúng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, hám lợi để triệt đường sống của người dân ta”.

“Có một số người thì hám tiền, nghĩ gốc cây to bán được nhiều tiền, còn đám gian thương có tiền thì “săn” mua. Hậu quả là người dân dần dần bị phá nát hết đồi chè, sinh kế sau đó chẳng còn”, BĐ Son Soc đau xót. Còn BĐ banamnguyenxxxxx@gmail.com lưu ý: “Thủ đoạn của bọn chúng thật đê hèn. Nhưng bà con ta cũng nên “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, đừng vì cái lợi trước mắt mà triệt đi đường sống của mình”.

Để trà Việt thành thương hiệu mạnh trên thế giới

Làm sao để trà Việt trở thành thương hiệu mạnh trên thế giới, đời sống nông dân trồng trà ổn định và giàu có… là trăn trở của nhiều BĐ. “Trước mắt, tôi đề nghị các cấp chính quyền tăng cường tuyên truyền để người dân tỉnh táo, hiểu được những âm mưu thâm độc của “giặc trà”. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ quan chức năng, các hội đoàn, chính quyền địa phương, lực lượng biên phòng phải thường xuyên gắn bó với người nông dân, cùng với họ chăm sóc trà Việt”, BĐ Thanh Thế góp ý.

“Tăng cường công tác an ninh, không để “người lạ” đến dụ dỗ, lôi kéo một số người dân nhẹ dạ, cả tin vì lợi ích cá nhân mà làm hại trà Việt”, BĐ Hoài Long nhắc nhở. Còn BĐ Hai Bien thì cho rằng: “Làm sao bao tiêu hết sản phẩm của người nông dân, để họ có thu nhập ổn định và làm giàu. Có vậy thì “người lạ” nói gì họ cũng không nghe”.

Thủ đoạn thương lái “nước lạ” mà không lạ, thâm thật!

Nguyen Anh Dung

Người chăn nuôi và trồng trọt đang dính những “chiêu” rất cũ nhưng cực độc hại từ “người lạ”. Mong chính quyền quan tâm và bình ổn giá cho người sản xuất, lúc ấy “người lạ” sẽ không còn chỗ đứng.

Duyen Le

Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, hội khuyến nông, hội nông dân… sao không hợp lực xây dựng một thương hiệu trà Việt thật mạnh nhỉ?

Bui Hong Van

Thanh niên (t/h)

 


Cùng chuyên mục

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và  tặng quà tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và tặng quà tại Hà Giang

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Đắk Lắk thanh tra những đơn vị nào trong năm 2025?

Đắk Lắk thanh tra những đơn vị nào trong năm 2025?

Hà Giang: Thăm hỏi, động viên đồng bào khu vực biên giới trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hà Giang: Thăm hỏi, động viên đồng bào khu vực biên giới trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Quỹ nhân ái, Hoa hậu Áo dài phu nhân toàn Châu Âu trao quà Tết đến những mảnh đời kém may mắn tại TPHCM và Bến Tre

Quỹ nhân ái, Hoa hậu Áo dài phu nhân toàn Châu Âu trao quà Tết đến những mảnh đời kém may mắn tại TPHCM và Bến Tre