Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh

12:02 | 31/03/2022

Mặc dù Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ Tết lớn trong năm, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Trong Tết thanh minh của Việt Nam, người dân thường có tập tục đi tảo mộ, bày tỏ lòng thành kính với những người đã khuất. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh Minh như thế nào?


Thanh minh là một từ Hán-Việt, trong đó “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa ấy là sang Tết Thanh Minh.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có câu thơ “Thanh minh trong tiết tháng Ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh…” để chỉ thời gian Tết Thanh minh vào tháng 3 âm lịch.

Theo Lịch vạn niên, tiết Thanh Minh năm 2022 sẽ có chu kỳ bắt đầu từ thứ Ba, ngày 5/4/2022 (tức ngày 5/3 âm lịch năm Nhâm Dần); kết thúc vào thứ Ba, ngày 19/4/2022 (19/3 âm lịch năm Nhâm Dần).

Nguồn gốc ngày Tết Thanh Minh

Tiết Thanh Minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện là, thời Xuân Thu chiến quốc – vua Tấn Văn Công (nước Tấn) gặp loạn phải lưu vong các nước lân cận. Lúc đó có một người tên Giới Tử Thôi thấy vậy, bèn đi theo vua để hiến kế. Một hôm, trên đường đi lánh nạn, lương thực cũng cạn. Giới Tử Thôi không mảy may suy nghĩ, liền cắt một miếng thịt ở đùi của mình để nấu dâng lên vua. Vua ăn xong mới biết sự việc, từ đó đem lòng cảm kích.

Trong 19 năm Giới Tử Thôi phò tá Tấn Văn Công. Cùng nhau trải qua nhiều hiểm nguy, cuối cùng Tấn Văn Công cũng giành lại được ngôi báu. Ngài liền phong thưởng hậu hĩnh cho những người có công. Duy nhất, Giới Tử Thôi thì ngài quên mất công lao. Giới Tử Thôi không đem lòng oán hận, ông nghĩ đó là nghĩa vụ của mình. Sau đó, ông về nhà và đưa mẹ tới núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công sau đó ít lâu cũng nhớ ra, bèn cho người đi tìm. Mặc dù, vua Tần cho nhiều người đến khuyên bảo Giới Tử Thôi về. Nhưng nhất quyết mẹ con Giới Tử Thôi không về. Tấn Văn Công liền hạ lệnh đốt rừng Điền Sơn, ý muốn ép Giới Tử Thôi phải ra ngoài. Nhưng, Giới Tử Thôi nhất định không ra, cuối cùng cả 2 mẹ con ông cùng chết cháy.

Vua thương xót và thấy lỗi lầm của mình. Ông liên cho lập miến thờ Giới Tử Thôi. Ông cũng hạ lệnh người dân phải kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội để tưởng nhớ (khoảng mồng 3/3 tới 5/3 âm lịch). Cho đến ngày nay, mồng 3/3 được coi là Tết Hàn Thực.

Từ thời Lý, nhân dân Việt Nam cũng có ảnh hưởng bởi ngày này. Nhưng nó cũng được biến đổi để cho phù hợp với phong tục tập quán. Vào mồng 3/3 hàng năm, người Việt thường làm bánh trôi – bánh chay tượng chưng cho thức ăn nguội (Hàn Thực).

Tiết Thanh Minh từ đó gắn liền với đạo đức, bổn phận con người Việt. Đây là ngày giỗ tổ chung của dòng họ. Ngày này còn gắn liền với Tục tảo mộ đầu năm. Những ngày này, bạn cần làm sạch cỏ và đắp đất lên mộ của tổ tiên.

Ý nghĩa Tết Thanh Minh

Đối với người Việt, tết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, đến Tết Thanh Minh cũng cố gắng về với gia đình để mọi người cùng đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Trước kia, nhân ngày Thanh minh, người ta thường mang theo đồ nghề, dụng cụ như cuốc, xẻng, lưỡi liềm để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, cắt cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất.

Còn ngày nay, đa số các mộ phần đều được xây dựng, đắp đá kiên cố nên việc tảo mộ cũng đơn giản hơn, chỉ những ngôi mộ đã cũ quá, hay xuống cấp như lún sâu xuống đất thì sẽ được con cháu cùng chung tay cải táng mộ phần cho khang trang. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã, dâng cũng hoa quả cho linh hồn người đã khuất, cuối cùng là về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

Trong dịp Thanh minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc bởi lượt người ra vào viếng thăm mộ rất nhiều. Một nghĩa cử của lòng hiếu thảo của người Việt Nam vẫn được lưu giữ và truyền từ đời này cho đến đời sau.

Tết Thanh minh là một nét đẹp văn hoá của người Việt thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên tu dưỡng đạo đức, đề cao chữ hiếu, chăm sóc cha mẹ, ông bà, người thân khi họ vẫn còn trên dương thế. Những nghĩa cử tốt đẹp, những món quà ý nghĩa cầu chúc cho cha mẹ sống lâu, ông bà được sống thọ sẽ hơn gấp nhiều lần việc xây nấm mồ thật to, thật đẹp khi họ đã khuất bóng. Có như vâỵ, lễ Tết Thanh Minh mới càng thêm ý nghĩa.

LKLinh

Cùng chuyên mục

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024