Tỉ lệ người tiêm vắc-xin Covid-19 khá cao nhưng F0 vẫn tăng

9:36 | 23/11/2021

Ngành y tế đã đưa ra khuyến cáo người dân tuyệt đối không được chủ quan trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19. Thực tế, thời gian vừa qua nhiều địa phương có ca nhiễm trong cộng đồng gia tăng, trong đó tỉ lệ người đã tiêm vắc-xin khá cao.


Đã tiêm vắc-xin vẫn phải nhập viện điều trị 

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk nhận định tình hình dịch trên địa bàn đang rất phức tạp. Các chùm ca bệnh trong cộng đồng đều không rõ nguồn lây. Việc truy vết gặp khó khăn do lượng người tiếp xúc nhau rất đông. Bên cạnh đó, các chùm ca bệnh tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số vẫn xuất hiện liên tục…

Điều đáng lo ngại là thời gian gần đây, F0 tăng ở mức rất cao, dù đã tiêm vắc-xin. Đến ngày 19/11, tỉ lệ người trên 18 tuổi ở Đắk Lắk tiêm vắc-xin mũi 1 đạt 89,11%, mũi 2 là 11,23%. Trong khi đó, tỉ lệ người mắc Covid-19 đã tiêm vắc-xin mũi 1 và mũi 2 chiếm đến 80% trường hợp nhập viện điều trị.

Bác sĩ Trần Thuận, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Krông Búk, cho biết 95% dân số trên 18 tuổi của huyện đã tiêm mũi 1; dự kiến đến hết tháng 11, tỉ lệ tiêm mũi 2 đạt 80% dân số. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp do ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, nhiều người chủ quan, lơ là.

Tại một số buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số, dù phát hiện nguồn lây, truy vết sớm nhưng số ca mắc vẫn cao. Thậm chí, có những buôn phát hiện hơn 1/3 người dân mắc Covid-19. Điều này chứng tỏ người dân không tuân thủ quy định 5K trong phòng chống dịch, dẫn đến nguy cơ tái nhiễm bệnh sau khi tiêm vắc-xin.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, người tiêm vắc-xin rồi nhưng vẫn mắc bệnh cao một phần do chỉ mới tiêm mũi 1 chưa đủ 14 ngày. Tuy nhiên, qua khảo sát tại tỉnh, người đã tiêm 2 mũi vắc-xin cũng mắc bệnh khá cao, trong đó có cả các trường hợp chuyển biến nặng. “Vì người dân nghĩ tiêm vắc-xin rồi sẽ không mắc Covid-19 dẫn đến chủ quan, khiến dịch lây lan trong cộng đồng. Chúng tôi đề nghị cần tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19”  ông Nay Phi La – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh.

Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vẫn có nguy cơ nhiễm Covid-19. (Ảnh minh họa)

Người dân không được chủ quan

Không riêng tỉnh Đắk Lắk, tỉ lệ F0 là người đã tiêm vắc-xin cũng có chiều hướng tăng tại nhiều địa phương.

Đến nay, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 1.983 ca mắc Covid-19. Riêng trong sáng 22-11, tỉnh này ghi nhận 88 ca mắc. Ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, thông tin hầu hết trường hợp mắc mới trên địa bàn tỉnh trong những ngày gần đây đều xuất phát từ những người ngoài tỉnh đến địa phương, trong đó nhiều ca F0 chưa rõ nguồn lây. Đáng lo ngại là trong số những người cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, có hơn 40,3% đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.

Lý giải về việc mặc dù nhiều người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin nhưng số ca mắc Covid-19 vẫn tăng, ông Nguyễn Đức Thuận khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do những người từ địa phương khác tới chưa tuân thủ tốt 5K; không thực hiện xét nghiệm, cách ly y tế theo quy định, đi nhiều nơi rồi mới khai báo y tế… Để hạn chế tình trạng này, Sở Y tế kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền… để người dân nâng cao ý thức, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về phòng chống dịch.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Thuận, cùng với yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức xét nghiệm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động 3 ngày/lần, UBND tỉnh vẫn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định tại Văn bản số 8.403/UBND-VX3, ban hành ngày 18/11, đó là chỉ cho phép vào tỉnh đối với người có chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ).

Theo các chuyên gia y tế, người dân vẫn có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc-xin nên tuyệt đối không được chủ quan. PGS-TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam – cảnh báo người đã tiêm đủ liều vắc-xin vẫn có thể bị nhiễm, tức là người mang virus nhưng không triệu chứng hoặc nhẹ. Đây là nguồn lây cho người khác, trong đó có trẻ em là đối tượng chưa được tiêm vắc-xin hoặc người chưa tiêm đủ liều vắc-xin. Do đó, kể cả khi đã tiêm vắc-xin, người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp dự phòng khác. Đặc biệt là sử dụng khẩu trang, không tụ tập đông người và giữ khoảng cách.

T/h

Video hay

Cùng chuyên mục

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng